ClockThứ Bảy, 30/01/2016 06:07

Nông - đặc sản Huế đứng chân ở siêu thị

TTH - 23 sản phẩm nông - đặc sản Huế có mặt tại kênh phân phối siêu thị trên địa bàn tỉnh và các tỉnh, TP trong cả nước là một nỗ lực lớn của ngành công thương cũng như các DN, cơ sở sản xuất. Năm 2016, Sở Công thương tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xúc tiến kết nối với các nhà phân phối nhằm thực hiện mục tiêu có trên 200 sản phẩm đứng chân tại hệ thống siêu thị trên toàn quốc.

Đảm bảo các tiêu chí cần 

Trà vả Lộc Mai sau khi được đưa vào Siêu thị Co.opMart Huế từ đầu năm 2015 tiêu thụ khá ổn định. Sản phẩm này được DN kết nối với chuỗi siêu thị thuộc hệ thống Sài Gòn Co.op để tiêu thụ và quảng bá sản phẩm trong phạm vi cả nước.

Nhiều đặc sản địa phương như mứt gừng, bánh chân, trà vả, trà cung đình có mặt tại Siêu thị Co.opMart Huế

Giám đốc Công ty TNHH SX DV Lộc Mai, ông Mai Quốc Bảo chia sẻ: “Năm 2015, DN cung ứng ra thị trường trên 5 tấn trà túi lọc và trà thô, trong đó tiêu thụ tại kênh siêu thị gần 50%. Ngoài sản phẩm trà vả, hiện DN đang sản xuất thêm mứt vả nhằm đa dạng hóa sản phẩm phục vụ người tiêu dùng. Trong đó, tập trung cung ứng cho hai siêu thị là Big C, Co.opMart và các nhà phân phối lớn trong nước như Lotte Mart, Hapro Mart theo chương trình kết nối thị trường đặc sản Huế của Sở Công thương”.

Tết Nguyên đán Bính thân 2016 này, trên 5 tấn mứt gừng do Cơ sở sản xuất thực phẩm Tâm Huế chế biến có mặt tại Siêu thị Co.opMart Huế và hệ thống các siêu thị thuộc hệ thống Sài Gòn Co.op trên toàn quốc. Đây là tín hiệu vui khi đặc sản Huế đã được quảng bá rộng rãi và phục vụ nhu cầu mua sắm Tết của người dân cả nước. Bên cạnh mứt gừng, nhiều đặc sản Huế như tôm chua, mắm cá rò, ớt bột, ruốc Huế, bánh chưng đã có mặt tại kênh phân phối hiện đại này, góp phần quảng bá, tạo sự sức hấp dẫn cho sản phẩm địa phương.

Giám đốc Siêu thị Co.opMart Huế, ông Lê Thanh Tú cho biết: “Đa số các sản phẩm nông - đặc sản Huế đều đảm bảo các tiêu chí kiểm nghiệm và được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Hiện, các sản phẩm như mứt gừng, trà rau má, trà cung đình, mè xửng, nước mắm… do các cơ sở trên địa bàn tỉnh sản xuất chiếm 30% tổng doanh số bán hàng của ngành hàng thực phẩm tươi sống kinh doanh tại siêu thị. Năm 2016 này, DN tiếp tục liên hệ với các cơ sở để cung cấp thêm nhiều chủng loại hàng hóa, đồng thời đẩy mạnh việc đưa các sản phẩm địa phương vào kênh phân phối của hệ thống siêu thị Co.opMart trên toàn quốc.” 

Đẩy mạnh kết nối thị trường

Năm 2015 là năm mà ngành công thương tập trung đẩy mạnh hoạt động kết nối phát triển thị trường sản phẩm nông - đặc sản Huế nhằm thúc đẩy sản xuất và phát triển chuỗi liên kết giữa sản xuất và tiêu dùng. Thông qua các hội thảo, hội nghị kết nối cung cầu và tìm hiểu nhu cầu sản xuất tại các DN, cơ sở trên địa bàn tỉnh, đến nay đã có 4 nhà phân phối lớn là Big C, Co.opMart, Lotte Mart và Hapro Mart ký kết biên bản tiêu thụ sản phẩm của các DN, cơ sở địa phương.

Tính đến tháng 1/2016, có 23 nhà cung cấp địa phương đưa hàng vào tiêu thụ tại hai Siêu thị Big C và Co.opMart, gồm các sản phẩm như trứng gà Chương Trang, thủy hải sản Hồ Thị Xuân, trái cây Thủy Biều, mứt gừng và các loại mắm ruốc Tâm Huế, mè xửng Thiên Hương, trà cung đình Đức Phượng, trà rau má Quảng Thọ II, trà vả Lộc Mai… Thông qua các nhà phân phối, trong năm 2015 nhiều cơ sở sản xuất đã tìm được địa lý tiêu thụ sản phẩm tại các tỉnh, TP như Hồ Chí Minh, Gia Lai, Lâm Đồng, Bình Thuận, Hải Phòng, Hà Nội.

Qua tìm hiểu, khó khăn lớn nhất trong việc kết nối thị trường đó là chi phí kiểm nghiệm sản phẩm khá cao, từ 2-5 triệu đồng/sản phẩm và thời gian tái kiểm định chỉ sau 6 tháng nên các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ rất ngại đưa hàng vào siêu thị. Mặt khác, nhiều cơ sở thiếu sự đầu tư phát triển nhãn hiệu, thương hiệu và thiếu cải tiến phương thức nuôi trồng, chế biến dẫn đến chất lượng giảm sút không đảm bảo các tiêu chuẩn đề ra của các nhà phân phối nên số lượng hàng đứng chân tại siêu thị chưa nhiều. “Trong năm 2016 nếu các cơ sở sản xuất gặp khó khăn về chi phí kiểm nghiệm, công ty sẽ hỗ trợ một phần chi phí nhằm tạo điều kiện tốt nhất để các nhà cung cấp thuận tiện đưa hàng vào siêu thị nhằm đa dạng hóa các mặt hàng nông - đặc sản địa phương”, ông Lê Thanh Tú cho biết thêm.   

Ông Nguyễn Thanh, TUV, Giám đốc Sở Công thương cho biết: “Để duy trì và phát triển thị trường, sắp tới, sở tiếp tục hỗ trợ công tác xúc tiến thương mại, đầu tư thiết bị hiện đại giúp các cơ sở cải tiến mẫu mã sản phẩm, hạ giá thành nhằm thực hiện mục tiêu trong năm 2016 phải có trên 200 sản phẩm đứng chân tại hệ thống siêu thị trên toàn quốc”.

Bài, ảnh: Thanh Hương
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy tiêu thụ hàng lưu niệm - đặc sản Huế

Sau thời gian dài ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, đón đầu thời cơ mở cửa thị trường du lịch quốc tế và phát triển thị trường tiêu thụ, Trung tâm Xúc tiến thương mại (XTTM), Sở Công thương đẩy mạnh công tác quảng bá, giới thiệu và hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm đặc sản theo chuỗi giá trị và hàng lưu niệm.

Thúc đẩy tiêu thụ hàng lưu niệm - đặc sản Huế
Chị em tiểu thương chợ Đông Ba trổ tài

Hoạt động thi trưng bày gian hàng đặc sản, trình diễn thời trang áo dài... được Ban Quản lý (BQL) chợ Đông Ba tổ chức chiều 8/3 nhân kỷ niệm 112 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ, đồng thời thắt chặt tình đoàn kết giữa tiểu thương và cán bộ công nhân viên đơn vị.

Chị em tiểu thương chợ Đông Ba trổ tài
Thúc đẩy tiêu thụ đặc sản Huế

Dù ảnh hưởng của dịch COVID-19, song nhiều doanh nghiệp (DN), cơ sở sản xuất đặc sản Huế đã liên kết với các DN, đại lý trong và ngoài nước để tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, chuyển đổi từ bán hàng trực tiếp sang các kênh thương mại điện tử (TMĐT), góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh (SXKD), mở rộng thị trường.

Thúc đẩy tiêu thụ đặc sản Huế
Nghĩ từ “Món Huế 36 phố phường”

Huế mở rộng đã có 36 phường, xã nên nhiều người nói vui rằng từ nay đặc sản Huế đã có thể gọi là “Món Huế 36 phố phường”. Việc giới thiệu đặc sản truyền thống địa phương tại tuyến phố đi bộ Hoàng thành Huế đã làm cho Huế trở nên nhộn nhịp từ những ngày trước tết.

Nghĩ từ “Món Huế 36 phố phường”
“Chạm” vào cảm xúc khách hàng

Nếu thương hiệu cho khách hàng biết doanh nghiệp (DN) là ai và hoạt động trong lĩnh vực nào thì câu chuyện về “lịch sử - nguồn gốc” sản phẩm khiến khách hàng nhớ về chúng lâu hơn.

“Chạm” vào cảm xúc khách hàng

TIN MỚI

Return to top