ClockThứ Tư, 23/03/2016 08:18

Nóng hơn, khô hơn, mưa lũ nhiều hơn

TTH - Thế giới đang sống trong sự tác động của biến đổi khí hậu lên toàn cầu. Những hiện tượng cực đoan của thời tiết do sự tác động này như mực nước biển dâng, băng tan, nắng nóng, bão và lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh... đã dẫn đến giảm đa dạng sinh học; hủy diệt hệ sinh thái và gây nên những tổn thất vô cùng lớn về kinh tế. Nằm trong vóng xoáy này, môi trường, chất lượng sống của con người hẳn nhiên là bị đe dọa nghiêm trọng.

Và hôm nay - 23/3 – Ngày khí tượng thế giới đã đưa ra một thông điệp cụ thể, rõ ràng và trực tiếp: “Đối mặt với tương lai: Nóng hơn, khô hơn, mưa lũ nhiều hơn”. Không chỉ còn là dự báo, cũng không còn là kịch bản, ngày hôm nay con người đang phải đối mặt với các đợt hán hán nghiêm trọng ở Ấn Độ, Pakistan, vùng cận Sahara thuộc Châu Phi. Trên dải đất hình chữ S, vùng miền Tây Nam bộ hiện đang đối mặt với hạn hán và ngập mặn chưa từng có trong lịch sử 100 năm qua với 8/13 tỉnh công bố thiên tai hạn mặn. Thay cho những cánh đồng trù phú, mượt mà hoa trái, người nông dân miền Tây đang bất lực rơi nước mắt nhìn những cánh đồng khô cháy...

Nếu như thời kỳ 2011- 2015 là giai đoạn nóng nhất và năm 2015, đã trở thành năm nóng nhất kể từ khi bắt đầu quan trắc khí tượng thủy văn từ thế kỷ thứ 19, dưới tác động của hiện tượng El Nino (theo số liệu quan trắc được) thì tương lai chắc còn khắc nghiệt hơn. Theo kết quả quan trắc khí tượng, năm 2015 lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính (KNK) vượt ngưỡng 400 phần triệu (ppm) ở Bắc bán cầu (so với mức phát thải thời kỳ tiền công nghiệp là 280 ppm). Một dự báo đã được đưa ra là ngay trong năm 2016 này, nồng độ khí nhà kính có trong không khí toàn cầu có khả năng vượt ngưỡng nguy hiểm (nguồn Bộ TN&MT).

Được Liên hợp quốc xác định là một trong 10 quốc gia bị tổn thương nghiêm trọng nhất từ hiện tượng nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu, thời gian gần đây, nước ta cũng đang phối đối mặt với một diễn biến hết sức thất thường và cực đoan do sự biến đổi khí hậu. Chúng ta đã chứng kiến những đợt rét bất thường ở Sa Pa, Lào Cai, Lạng Sơn, Hà Giang, Điện Biên với băng tuyết; siêu giông ở Hà Nội và những đợt mưa kéo dài ở các tỉnh phía bắc, lũ quét và sạt lở đất ở Sơn La và Quảng Ninh. Khu vực Tây Nguyên hiện cũng đang trong giai đoạn hạn hán nghiêm trọng và điều đáng nói là, việc mực nước ngầm thiếu hút từ 30%-40% còn diễn ra ở cả miền Bắc, miền Trung và miền Nam Việt Nam...

Dù không khốc liệt như các tỉnh miền Tây Nam bộ và Tây Nguyên nhưng ghi nhận tại Thừa Thiên Huế cũng cho thấy, tình trạng nước mặn xâm thực, chua phèn cũng đến sớm hơn mọi năm, dù biên độ ít và quy mô nhỏ. Tuy nhiên, những tác động của El nino trong năm nay cũng chưa lường hết được khi nền nhiệt độ tăng và nắng nóng cũng đến sớm hơn.

Đối mặt với tương lai nóng hơn, khô hơn và mưa lũ nhiều hơn đồng thời cũng mang đến một thông điệp rộng trên quy mô toàn cầu: Nhận thức để hành động. Việc tăng cường khả năng chống chịu, thích ứng và giảm nhẹ tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu cần đến những tác động trở lại của con người dựa vào những thành tựu khoa học và công nghệ, ý chí chính trị và những nỗ lực trong việc nghiên cứu, tìm kiếm các giải pháp thích ứng, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và hướng cộng đồng quốc tế đến một tương lai xanh. Nhưng trước hết, việc sống có trách nhiệm với nguồn tài nguyên nước, có trách nhiệm với hệ sinh thái xung quanh, với bảo vệ và gìn giữ rừng, các không gian xanh...phải trở thành ý thức để hướng đến tránh lãng phí (nghĩa rộng) và thiếu trách nhiệm như đã từng có và vẫn đang diễn ra ở đây đó, mỗi ngày.

Lê An BÌnh

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á-Thái Bình Dương thiệt hại kinh tế 65 tỷ USD do các thảm họa tự nhiên

Aon, công ty dịch vụ chuyên nghiệp hàng đầu thế giới, vừa công bố Báo cáo Khí hậu và Thảm họa năm 2024, trong đó xác định các xu hướng thiên tai và khí hậu trên toàn cầu và ở châu Á-Thái Bình Dương, giúp các doanh nghiệp đưa ra quyết định tốt hơn nhằm quản lý sự biến động và tăng cường khả năng phục hồi.

Châu Á-Thái Bình Dương thiệt hại kinh tế 65 tỷ USD do các thảm họa tự nhiên
Cháy rừng kỷ lục tấn công Venezuela

Theo dữ liệu vừa công bố ngày 1/4, Venezuela đang phải đối mặt với số vụ cháy rừng kỷ lục khi hạn hán do biến đổi khí hậu tàn phá khu vực rừng nhiệt đới Amazon.

Cháy rừng kỷ lục tấn công Venezuela
Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm

Các biện pháp phòng, chống được triển khai đồng bộ, có hiệu quả nên đến thời điểm này, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm (GSGC) chưa xảy ra. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm, tái bùng phát dịch bệnh GSGC.

Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm
Return to top