ClockThứ Sáu, 26/06/2015 15:29

Nông thôn mới, diện mạo mới - Kỳ 1: Thành quả bước đầu

TTH - Diện mạo nông thôn từng ngày khởi sắc; đời sống vật chất, tinh thần và thu nhập của người dân từng bước cải thiện rõ rệt… Đó là ghi nhận kết quả sau 5 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (MTQGXDNTM) của tỉnh.

Hạ tầng từng bước xây dựng khang trang, tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm chỉ còn 6,5%, thu nhập bình quân đầu người gần 21 triệu đồng/năm là một bước chuyển lớn trên hành trình XDNTM.

Dân làm, dân hưởng lợi
Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (MTQGXDNTM) đã xác định xây dựng nông thôn từng bước hiện đại, mục tiêu cuối cùng là nâng cao thu nhập, đời sống Nhân dân. Nhân dân hiểu rõ chính họ là chủ thể trong NTM, nên đồng tình ủng hộ, tích cực vào cuộc cùng với Nhà nước, với sự vào cuộc tuyên truyền của cả hệ thống chính trị, triển khai xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế, xã hội. Chương trình XDNTM sớm đi vào cuộc sống, trở thành phong trào được toàn thể cán bộ, Nhân dân quan tâm, hưởng ứng.
Diện mạo nông thôn mới ở Nam Đông
Thực tế, hầu hết các công trình được xây dựng đều có sự tham gia tích cực của người dân theo chủ trương Nhà nước và Nhân dân cùng làm. Với những công trình lớn, Nhà nước hỗ trợ kinh phí, người dân đóng góp công sức xây dựng. Nhiều tuyến đường giao thông nông thôn được tỉnh ứng kinh phí hàng chục tỷ đồng để mua xi măng, vật liệu; các địa phương huy động sức dân xây dựng công trình. Các huyện Quảng Điền, Phú Vang… trước đây là những huyện yếu về hệ thống giao thông, nhiều tuyến đường làng, ngõ xóm bằng đất cát, bùn lầy, hoặc đường bê tông nhỏ hẹp, xuống cấp. Từ cơ chế, chính sách cho tạm ứng xi măng, vật liệu, các địa phương đã bê tông hóa, mở rộng các tuyến đường. Chỉ sau thời gian ngắn triển khai cơ chế này, hệ thống đường làng, ngõ xóm tại các địa phương cơ bản hoàn thiện. Các công trình thủy lợi cũng có sự tham gia góp sức xây dựng của người dân.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Khắc Đính đánh giá, sau 5 năm triển khai Chương trình MTQGXDNTM đã đạt những kết quả tích cực. Nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể và Nhân dân về XDNTM có nhiều chuyển biến sâu sắc và rõ nét; đã huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc; đời sống người dân nông thôn từng bước được cải thiện. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn của tỉnh từ 12,6 triệu đồng năm 2010, tăng lên gần 21 triệu đồng năm 2014; tỷ lệ hộ nghèo năm 2010 gần 15% giảm xuống còn 6,5% năm 2014. Kết cấu hạ tầng nông thôn được đầu tư khá đồng bộ, cơ bản hoàn thiện, diện mạo có nhiều khởi sắc rõ nét…
Ông Phạm Đình Văn, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh đánh giá rất cao vai trò của người dân trong triển khai xây dựng các công trình. Hầu hết các công trình trước khi xây dựng, chính quyền địa phương đều tổ chức họp, thông báo cho dân biết. Từ đó, người dân hưởng ứng, vào cuộc cùng tham gia bàn bạc, chia sẻ ý kiến để cùng tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc. Với những công trình vừa và nhỏ đã huy động kinh phí, sức dân tham gia xây dựng, đều có sự giám sát, kiểm tra chặt chẽ của người dân. Những công trình giao thông, kênh mương thủy lợi kết cấu không đảm bảo, bê tông không đúng chất lượng… được người dân phát hiện điều chỉnh kịp thời. Nhờ vậy, hầu hết các công trình có sự tham gia xây dựng của người dân đều đảm bảo chất lượng, phát huy tác dụng…
 
Khó vạn lần dân liệu cũng xong
Ông Phạm Đình Văn chia sẻ, các tổ chức cơ sở hội, đoàn thể đã nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác vận động người dân tham gia XDNTM. Các tổ chức, đoàn thể tại nhiều địa phương, như ở huyện Nam Đông, Quảng Điền đã duy trì các đợt làm vệ sinh môi trường trên địa bàn theo định kỳ mỗi tháng một lần. Mỗi đợt tổ chức ra quân làm vệ sinh môi trường, sửa chữa tường rào thu hút hàng trăm người dân vào cuộc.
Trong quá trình triển khai xây dựng các công trình có lúc có nơi vẫn gặp những khó khăn, nhất là việc giải phóng mặt bằng. Hiểu được lợi ích của xây dựng NTM, hầu hết các hộ dân đều sẵn sàng hiến đất, hiến cây là điều kiện thuận lợi cho các địa phương triển khai xây dựng các công trình. Tại huyện miền núi Nam Đông, hay các huyện Quảng Điền, Phú Lộc… nhiều hộ sẵn sàng hiến đất, hoa màu, cây cao su đang khai thác mà không nhận bất kỳ sự đền bù, hỗ trợ nào của Nhà nước; để nhường chỗ cho các công trình công cộng, phúc lợi phục vụ đời sống sinh hoạt và sản xuất.
Ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước, phải ghi nhận sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để xây dựng các công trình. Theo Văn phòng Chương trình MTQGXDNTM tỉnh, 5 năm qua toàn tỉnh huy động đến 4.700 tỷ đồng xây dựng các công trình NTM. Theo chủ trương, Nhà nước hỗ trợ khoảng 70% kinh phí cho công trình, nhưng vẫn có một số địa phương huy động 100% nguồn lực của người dân trong và ngoài nước để xây dựng. Điển hình như xã Phong Hải (Phong Điền), hay xã Vinh An (Phú Vang)… nhiều công trình trường học, giao thông hoàn toàn huy động kinh phí của người dân địa phương làm ăn xa quê, kiều bào ở nước ngoài.
Kỳ 2: Đầu tư cho sản xuất
Bài, ảnh: Hoàng Triều
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn

Ngày 19/4, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, trong 24 giờ qua, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng, có nơi đặc biệt gay gắt.

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn
Thoát nghèo, ổn định cuộc sống

Nguồn vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) đã giúp nhiều hội viên, nông dân (HVND) Phong Sơn (Phong Điền) có điều kiện thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Thoát nghèo, ổn định cuộc sống
Nhiều dự án sinh kế từ Quỹ Hỗ trợ nông dân

Từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), Hội Nông dân (HND) các cấp đã giải ngân, tổ chức nhiều dự án (DA) sinh kế mang lại hiệu quả thiết thực cho hội viên, nông dân (HVND).

Nhiều dự án sinh kế từ Quỹ Hỗ trợ nông dân
Return to top