ClockThứ Bảy, 28/09/2019 12:28

Nông thôn mới và lòng tin của người dân – bài 2: Bài 2: Thấm nhuần bài học “Dân vận” của Bác

TTH - Vận dụng sâu sắc quan điểm dân vận của Bác vào thực tiễn, các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận và các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh đã phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng và Nhân dân nên đã đạt được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực.

Nông thôn mới và lòng tin của người dân - Kỳ 1: Cán bộ làm, dân tin

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bùi Thanh Hà (ngoài cùng bên phải) nói chuyện với đội ngũ làm công tác dân vận ở cơ sở của huyện Quảng Điền

Biến việc khó thành dễ

Việc xây dựng chợ trung tâm xã Quảng Vinh (Quảng Điền) giúp bà con thuận tiện hơn trong việc mua bán, trao đổi hàng hóa, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế ở địa phương. Thế nhưng, việc xây dựng chợ “dính” phải hàng trăm ngôi mộ của các dòng họ, người dân. Đây là vấn đề tâm linh, nên các bước thực hiện di dời mộ được Huyện ủy, UBND huyện, Mặt trận và các tổ chức đoàn thể huyện Quảng Điền nói chung và xã Quảng Vinh nói riêng tiến hành một cách thận trọng. Mục tiêu đặt ra là làm sao để người dân đồng thuận.

Còn nhớ, năm 2013, khi biết sẽ triển khai xây dựng KCN Quảng Vinh, một số người dân đã tự ý vun đất làm mộ gió, mộ giả để chiếm đất và chờ đền bù. Một trong những nguyên nhân là cán bộ cơ sở chưa nắm chắc vấn đề và chưa cương quyết ngăn chặn ngay từ đầu nên sự việc kéo dài. Trước sự việc này, toàn bộ hệ thống chính trị của huyện Quảng Điền đã được huy động để vào cuộc xử lý, tháo gỡ từng vấn đề một, nên sự việc được giải quyết dứt điểm. Từ vụ việc này, nhiều bài học kinh nghiệm được các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận và các tổ chức chính trị xã hội ở Quảng Điền đúc rút. Một trong những bài học đó là phải xử lý tận gốc rễ của mọi vấn đề lớn hay nhỏ trên tinh thần vì lòng tin của người dân. 

“Rút kinh nghiệm là phải nắm chắc vấn đề ngay từ ban đầu, nên việc di dời mồ mả để xây dựng chợ trung tâm xã Quảng Vinh được chúng tôi tiến hành từng bước với những quy trình chặt chẽ hơn. Đó là, chúng tôi cho những hộ gia đình có mồ mả nằm trong dự án xây dựng chợ tự thống kê, thỏa thuận mức hỗ trợ đền bù, kết hợp với tuyên truyền, vận động. Từ đó, chúng tôi phân công cán bộ thường xuyên bám sát cơ sở để tăng cường giám sát người dân và cho dòng họ nào thì tiến hành di dời mồ mả về nơi mới theo dòng họ đó. Chỉ sau một tháng, hơn 700 ngôi mộ, lăng mộ nằm trong phần đất xây dựng chợ trung tâm xã được người dân và các họ tộc tự nguyện di dời về chôn cất mới tại vùng rú cát Bạch Sa của xã, nhường chỗ cho chính quyền xây dựng chợ trung tâm. Đây thực sự là một thành công rất lớn trong công tác vận động quần chúng”, ông Phan Cảnh Dư, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Quảng Điền phấn khởi.

Mô hình và cũng là bài học “3 nhà, 4 biết” để người dân hiểu đúng chủ trương di dời tái định cư, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án triển khai trên địa bàn ở xã Phong Xuân (Phong Điền) cũng là điều đáng để các nơi khác học tập. Người dân Phong Xuân lý giải: “3 nhà” là Nhà nước, nhà đầu tư và Nhân dân, “4 biết” là biết quy hoạch chi tiết; biết mục đích ý nghĩa quy hoạch; biết chính sách bồi thường hỗ trợ; biết quyền lợi các bên liên quan.

Trước đây, ở Phong Xuân khi triển khai các công trình, dự án do không được cung cấp đầy đủ thông tin nên người dân phản ứng, ảnh hưởng đến sự phát triển chung của địa phương. Rút kinh nghiệm, sau này tất cả các công trình, dự án dù lớn hay nhỏ, dù quan trọng hay ít quan trọng có liên quan đến người dân đều phải để người dân biết. “Mô hình, bài học “3 nhà, 4 biết” đã phát huy tác dụng và mang lại hiệu quả rất lớn. Việc gì mà người dân biết quyền lợi của mình và các bên liên quan thì sẽ được người dân ủng hộ, dân đồng thuận”, ông Trần Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND xã Phong Xuân đúc rút. 

Bài học đó tiếp tục được huyện Phong Điền áp dụng trong thời gian gần đây để “gỡ nút thắt” trước ý kiến phản ánh của người xung quanh việc nổ mìn khai thác đá của Công ty cổ phần Xi măng Đồng Lâm. “3 nhà, 4 biết” thêm một lần nữa khẳng định giá trị khi kết hợp với sự đối thoại giữa các bên liên quan. Liên tiếp các cuộc đối thoại, gặp gỡ giữa lãnh đạo chính quyền địa phương và Công ty cổ phần Xi măng Đồng Lâm với người dân được tổ chức. Nhiều vấn đề khó, gay gắt được đích thân Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Phong Điền đứng ra giải quyết.

Ngoài hỗ trợ nhà cửa bị rạn nứt và hỗ trợ tổ chức sản xuất các diện tích đất bị ảnh hưởng do mất nước, sụt lún, đá văng, khói bụi tại các thôn nằm dọc đê bao của nhà máy, Công ty cổ phần Đồng Lâm đã hỗ trợ nhiều hạng mục khác để đảm bảo an sinh xã hội cho người dân. Huyện, tỉnh cũng đã và đang có phương án di dời các hộ dân bị ảnh hưởng do hoạt động của Công ty cổ phần Xi măng Đồng Lâm về định cư trên đất mới.

“Đoàn kết là sức mạnh”

UVTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Phan Xuân Toàn khẳng định: “Thời gian tới, công tác dân vận, nhất là phong trào “Dân vận khéo” phải đi vào thực chất hơn bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, mang lại hiệu quả ở địa phương; góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2015 - 2020”.

Chủ trương di dời khoảng 4.200 hộ dân đang sinh sống trong khu vực I Kinh thành Huế được người dân rất đồng tình, ủng hộ. Tuy nhiên, để làm tốt công tác này, ngoài chính sách đặc thù, thì vấn đề tuyên truyền, vận động để người dân đồng thuận hưởng ứng về nơi ở mới là vấn đề đặt ra đối với những người làm công tác dân vận.

“Để làm tốt công tác dân vận, nhất là “Dân vận khéo”, người làm công tác dân vận phải thành thạo quy trình dân vận: Phải có phương pháp tuyên truyền, giải thích cho dân hiểu; phải dân chủ bàn bạc với dân để đặt kế hoạch rồi tổ chức cho toàn dân thi hành; phải kiểm tra, theo dõi, động viên, khuyến khích Nhân dân; khi xong phải kiểm thảo lại công việc, rút kinh nghiệm, phê bình, khen thưởng kịp thời”, Trưởng ban Dân vận Thành ủy Huế Hoàng Tân Ninh chia sẻ.

Thời gian gần đây, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bùi Thanh Hà liên tục đến dự, chỉ đạo việc thực hiện quy chế dân chủ ở các địa phương. Điều mà Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bùi Thanh Hà lưu ý với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương là đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường đối thoại, quan tâm giải quyết những kiến nghị, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân; chủ động nắm chắc tình hình; giữ vững sự đoàn kết, thống nhất cao trong Đảng.

“Đoàn kết chính là sức mạnh để vận động quần chúng, để nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao. Muốn vậy, cán bộ, đảng viên từ tỉnh đến cơ sở cần hướng về cơ sở, dành thời gian gặp dân, lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của dân để rút ra bài học; tham mưu cho cấp ủy, chính quyền thực hiện thắng lợi các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước”, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bùi Thanh Hà lưu ý.

Bài, ảnh: ANH PHONG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đổi thay từ xây dựng nông thôn mới

Đây là cảm nhận không chỉ riêng chúng tôi vừa trở lại xã Phong Sơn - địa phương cuối cùng của huyện Phong Điền vừa được tỉnh công nhận xã nông thôn mới (NTM).

Đổi thay từ xây dựng nông thôn mới
Đưa những điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 vào cuộc sống

Ngày 17/4, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Đất đai năm 2024 đến cán bộ các sở ban, ngành, tổ chức, đơn vị phòng chuyên môn thuộc tỉnh, thành phố, huyện, thị xã. Đến dự và chủ trì hội nghị có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Đưa những điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 vào cuộc sống
Nỗi niềm người dân làm du lịch

Dịch vụ du lịch xứng đáng là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Thừa Thiên Huế khi tạo ra công ăn việc làm cho doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Tuy nhiên, chúng ta cần phát triển đúng định hướng phát triển của tỉnh và xu hướng du lịch thế giới là chuyên nghiệp hóa hoạt động dịch vụ, thỏa mãn nhu cầu khách du lịch.

Nỗi niềm người dân làm du lịch
Hỗ trợ mô hình sinh kế cho hộ nghèo tại Phú Lộc

Ngày 7/4, Tỉnh đoàn - Hội LHTN Việt Nam tỉnh phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ Thanh thiếu nhi Việt Nam tổ chức chương trình trao mô hình sinh kế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Phú Lộc.

Hỗ trợ mô hình sinh kế cho hộ nghèo tại Phú Lộc
Vai trò thầy thuốc trẻ trong chuyển đổi số

Đó là một trong những nội dung thu hút nhiều thảo luận tại Hội nghị “Khoa học cố đô mở rộng về Chuyển đổi số trong y học” diễn ra chiều 28/3. Hoạt động được Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức.

Vai trò thầy thuốc trẻ trong chuyển đổi số
Return to top