ClockThứ Hai, 04/01/2016 14:06

Nữ anh hùng bình dị giữa đời thường

TTH.VN - Trở về với cuộc sống đời thường, Anh hùng LLVTND Nguyễn Thị Lài vẫn không ngại khó, ngại khổ, nỗ lực cống hiến xây dựng quê hương. Và ít ai ngờ rằng, nữ biệt động thành xứ Huế từng bị quân giặc chôn sống năm xưa giờ là một tấm gương làm kinh tế giỏi.

Anh hùng LLVTND Nguyễn Thị Lài với công việc chăm sóc cây cảnh hằng ngày

Người con Cộng sản kiên trung

Ngày cuối năm, chúng tôi tìm đến thăm ngôi nhà khang trang của vợ chồng bà Nguyễn Thị Lài nằm ở gần cuối con đường Dương Văn An, TP Huế. Trái hẳn với không khí tấp nập của phốxá, bà Lài cùng chồng chuẩn bị hương hoa đi viếng mộ đồng đội.

Bà Lài kể, là con gái duy nhất trong nhà nên Nguyễn Thị Lài được cưng chiều lắm. Nhưng là cơ sở cách mạng nên ba mẹ bằng lòng cho Lài đi ở từ năm 14 tuổi theo yêu cầu của tổ chức. Chủ nhà chịở thường là cảnh sát ngụy, luật sư hoặc những gia đình có vai vế để nắm tình hình. Ngày bà cố gắng làm hết công việc, đêm đến có khi gánh đủ 15 gánh nước vào ảng rồi mới lấy chục ổ bánh mỳ đi bán, thực chất là đi rải truyền đơn và dán cờ cách mạng.

Anh hùng Nguyễn Thị Lài trò chuyện với Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Huỳnh Tấn Phát trong lễ tuyên dương Anh hùng LLVTND. Ảnh: Internet

Không lâu sau đó, cấp trên đặc phái bà về lực lượng trinh sát vũ trang, thuộc Ban An ninh TP Huế. Với các nhiệm vụ phá sự kìm kẹp của địch, diệt bọn ác ôn, ngụy quân và ngụy quyền, từnăm 1970, bà Lài cùng đồng đội tổ chức rất nhiều trận đánh “xuất quỷ nhập thần” khiến địch không thể trở tay. Còn nhớ vào tháng 2/1971, sau thất bại ở chiến dịch đường 9 Nam Lào, Mỹngụy tổ chức nhiều chiêu trò để trấn an tinh thần sĩ quan và binh lính. Tại Huế, chúng tổ chức chiếu phim, triển lãm tuyên truyền chiến thắng giả tạo ở rạp chiếu bóng Tân Tân nằm trên đường Trần Hưng Đạo. Bằng sự mưu trí, nữ biệt động Nguyễn Thị Lài quyết đánh một trận phủ đầu vào rạp chiếu bóng này. “Để lọt được vào rạp, tôi nghĩ ra cách mặc áo dài trắng, tay xách giỏ hoa đóng giả bạn gái một thiếu úy quân đội Việt Nam cộng hòa đi vào rạp nên kẻ địch không nghi ngờ. Khi quả mìn hẹn giờở rạp phát nổ tiêu diệt nhiều sĩ quan và cảnh sát ngụy thì quân địch mới hoảng hốt truy lùng Việt cộng...”, bà Lài bồi hồi nhớ lại trận đánh “cảm tử” ngày ấy. Ngày nay, chiếc túi xách một thời được nữ anh hùng sử dụng đánh giặc đang được trưng bày tại Phòng Truyền thống Công an TP Huế.

Chiếc túi xách đựng mìn của anh hùng Nguyễn Thị Lài trong trận đánh vào rạp Tân Tân năm 1971 đang trưng bày tại Phòng truyền thống Công an TP Huế

Sau trận đánh đó, bà Lài cùng động đội tiếp tục tổ chức nhiều trận đánh khác trên địa bàn TP Huế cho đến ngày bị địch bắt vào tháng 4/1971. Với mục đích “khui” ra cơ sở cách mạng và người đứng đầu nên trong thời gian bị giam cầm ở xà lim Lê Quý Đôn, Nguyễn Thị Lài bị kẻ địch tra tấn hết sức dã man. Ngoài tra tấn bằng roi điện, máy điện quay tay, kẻ địch còn bắt rắn cho bò vào ống quần, cạp quần bà. Thấy bà không hé môi nói nửa lời, chúng tiếp tục dùng tay móc vào xương sườn, lấy dao rạch tay lộ gân trắng rồi đào hố đem bà chôn sống. Khi không khai thác được gì, thấy bà có mái tóc dài, địch lại nắm tóc quấn lên chiếc quạt trần treo trên tường rồi bật số cho quạt quay... nhưng Nguyễn Thị Lài vẫn một lòng kiên trung với cách mạng.

Anh hùng giữa đời thường

Lần dở lại ký ức chiến tranh một thời đã qua, giọng bà Lài chùng xuống khi nhớ về các đồng đội đã anh dũng hy sinh: “Trong thời gian làm biệt động thành Huế, tôi có đến 4 lần bị địch bắt và tra tấn hết sức man rợ, nhưng may nhờ có những đồng đội trong tù cưu mang, đùm bọc... nếu không chắc sẽ không sống sót đến ngày hôm nay!”.

Sau ngày giải phóng, tháng 6/1976, bà Nguyễn Thị Lài vinh dự được bầu làm Chủ tịch đoàn Đại hội tuyên dương Anh hùng các lực lượng An ninh miền Nam và được trao tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND. Bà còn được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhất, Huân chương Quyết thắng, Huân chương Giải phóng, huy hiệu Tấn công nổi dậy, anh dũng kiên cường. Sau đó, bà Lài được cấp trên phân công về làm Phó đồn Công an Quận I TP Huế (phường Thuận Thành bây giờ). Trong thời bình, bà lại lăn lộn sớm hôm với công tác bảo đảm an ninh trật tự cho Nhân dân.

Về hưu, dù tuổi cao sức yếu nhưng với phẩm chất của người lính Cụ Hồ, bà Lài cùng chồng tham gia xây dựng khu phố văn hóa, khu dân cư không có tội phạm. Đặc biệt, trong 20 năm qua, bà Lài đã phát triển mô hình trồng cây cảnh thành vườn ươm cây cảnh có số lượng chủng loại phong phú với các loại cây như mai, sanh, si... Nhưng ấn tượng nhất đối với người dân phường Xuân Phú là hình ảnh người nữ anh hùng giản dị Nguyễn Thị Lài cùng với chiếc xe đạp mini cũ kỹ đi về qua lối phố.

Dẫn chúng tôi ra vườn cây cảnh rộng nằm phía sau khu chung cư Vincoland, bà Lài cho biết, năm nào cũng thế, cứ đến dịp Hội Hoa xuân thì vợ chồng bà lại đưa số cây cảnh này ra trước khu vực Phu Văn Lâu để bán. Ngoài việc bày bán cây cảnh do gia đình trồng, vợ chồng bà còn nhập các loại hoa Tết từ Nam chí Bắc về bán cho khách. Dù lời lỗ tùy theo vụ hoa Tết song vợchồng bà lấy công việc này làm niềm vui tuổi già và tự động viên mình luôn nỗ lực cố gắng hơn nữa...

Chia tay bà, chúng tôi lại nhận ở bà nụ cười đằm thắm, nhân hậu trong ánh mắt rạng ngời. Bà chia sẻ, tôi bệnh tật, cuộc sống còn khó khăn nhưng may mắn có được người chồng tốt. Anh yêu thương và đùm bọc vợ con hết mực. Hai con trai tôi lại nối tiếp truyền thống của ba mẹ, đều là chiến sĩ công an. Thế là tôi hạnh phúc lắm rồi! Chúng tôi mừng trước câu chuyện có hậu như cổ tích giữa đời thường của người nữ Anh hùng CAND.

Bài, ảnh: THÁI BÌNH- BẢO ANH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điển hình về học và làm theo Bác

Chi hội Nông dân (HND) tổ dân phố (TDP) Thạch Bình, thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền là một trong những điển hình về học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, các hội viên trong Chi HND TDP Thạch Bình đã từng bước khẳng định mình; góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Điển hình về học và làm theo Bác
Học tập tấm gương người cộng sản Nguyễn Chí Thanh xây dựng Đảng bộ Thừa Thiên Huế vững mạnh

Sinh ra trong một gia đình nông dân ở xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, từ rất sớm đồng chí đã bộc lộ bản lĩnh, nhiệt huyết và khả năng đoàn kết Nhân dân để chống bất công. Được các đồng chí Phan Đăng Lưu và Nguyễn Chí Diểu dìu dắt, đồng chí sớm giác ngộ, tham gia cách mạng và nhanh chóng được giao những nhiệm vụ quan trọng. Năm 1938, đồng chí được cử làm Bí thư Chi bộ làng Niêm Phò rồi sau đó là Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên khi chưa tròn 1 tuổi Đảng. Bám sát thực tiễn phong trào cách mạng, đồng chí đã dẫn dắt và khơi dậy ý chí đấu tranh cách mạng của đồng bào trên vùng đất quê hương.

Học tập tấm gương người cộng sản Nguyễn Chí Thanh xây dựng Đảng bộ Thừa Thiên Huế vững mạnh
Những tấm gương quả cảm của người lính Cụ Hồ

Rạng sáng ngày 20/12/1946, hưởng ứng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Huế nổ súng. Những người lính trực tiếp cầm súng trong suốt 50 ngày đêm tiến công, bao vây quân Pháp ở Huế đến nay phần lớn đã qua đời nhưng những tấm gương chiến đấu quả cảm của họ vẫn còn sống mãi! Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày toàn quốc kháng chiến (19/12/1946 - 19/12/2023), chúng tôi xin giới thiệu về hai tấm gương trong rất nhiều tấm gương, được chính đồng đội họ kể lại.

Những tấm gương quả cảm của người lính Cụ Hồ
Những tấm gương học tập rèn luyện

Hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhưng cả 3 học sinh Trường THPT Hà Trung (xã Vinh Hà, Phú Vang) đã nỗ lực không ngừng vươn lên, đạt kết quả cao trong học tập, rèn luyện, mới đây vinh dự được Tỉnh đoàn trao tặng danh hiệu “Học sinh 3 tốt”; lan tỏa tấm gương trong nhà trường và trên địa bàn huyện.

Những tấm gương học tập rèn luyện

TIN MỚI

Return to top