ClockChủ Nhật, 03/12/2017 15:18

Núi lửa trở mình, du lịch lao đao

Bali, điểm du lịch của Indonesia thu hút du khách nhất thế giới năm 2017 do TripAdvisor bình chọn, đang chật vật ứng phó với những ảnh hưởng do sự “trở mình” của núi lửa Agung.

Sân bay quốc tế Bali mở cửa trở lạiIndonesia tăng thêm 100 xe buýt chở du khách khỏi BaliIndonesia kéo dài thời gian đóng cửa sân bay BaliIndonesia nâng cảnh báo núi lửa Agung, yêu cầu người dân sơ tánNúi lửa tại Bali lại phun trào, nhiều chuyến bay bị hủy

Khu đền thiêng Besakik gần núi lửa Agung thưa thớt du khách - Ảnh: Reuters

Thiệt hại cho ngành du lịch, xương sống kinh tế của hòn đảo tuyệt đẹp này, được dự báo còn tệ hơn trận đánh bom tàn khốc năm 2002 ở trung tâm thành phố Kuta.

“Kịch bản tồi tệ nhất là núi lửa Agung thi thoảng lại phun trào. Nếu điều đó xảy ra, sân bay Bali sẽ phải đóng cửa hết lần này đến lần khác và số chuyến bay bị hủy ngày càng tăng" , bà CORRINE PNG (nhà phân tích thuộc Crucial Perspective)

Bali đìu hiu

Từ tháng 9-2017, núi lửa Agung cứ chậm rãi phun những đám tro và khói dày lên bầu trời cho đến ngày 20-11 thì chính thức phun trào. Đỉnh điểm, ngày 27-11, Agung có nhiều đợt hoạt động mạnh khiến chính quyền cảnh báo người dân phải tránh xa khu vực núi và gấp rút sơ tán hơn 100.000 người dân, du khách, đóng cửa sân bay Ngurah Rai ở Bali.

Trong ba tháng qua, nhiều khu vực ở Bali đã trở thành những thành phố buồn vì vắng bóng du khách. Nhiều sự kiện lớn bị hoãn lại đã và đang gây ra thiệt hại lớn cho ngành du lịch Bali, từ các hãng hàng không quốc tế cho tới những người bán hàng rong.

Ban tổ chức đại nhạc hội Bestival, một sự kiện âm nhạc lớn ở Badung, Bali và đại hội các nhà văn Ubud tổ chức vào tháng 10-2017 cho biết số người tham dự ít hơn rất nhiều so với kỳ vọng. Các quán cà phê và khách sạn nằm trong bán kính ảnh hưởng của núi lửa, thuộc tây bắc Bali và những hộ kinh doanh trong khuôn viên khu đền thiêng Pura Besakih đã vắng khách trong nhiều tuần.

Theo CNN Money, chính quyền địa phương ước tính có khoảng 15.000 du khách hủy kế hoạch đi nghỉ ở Bali trong các ngày 25, 26, 27-11 vì lo ngại núi lửa phun trào.

Keith Loveard, chuyên gia phân tích thuộc Công ty tư vấn Concord có trụ sở tại Jakarta, nhận định mỗi ngày sân bay quốc tế Bali đóng cửa khiến nền kinh tế địa phương tổn thất khoảng 18 triệu USD. Loveard dự báo ngành du lịch Bali sẽ chứng kiến một mùa kinh doanh cuối năm buồn thảm bởi một số lớn du khách sẽ hủy kỳ nghỉ Giáng sinh và năm mới tại hòn đảo này.

"Kể từ khi chính quyền phát đi cảnh báo về tình trạng của ngọn núi vào tháng trước, nhiều du khách đã hủy kế hoạch đến Bali. Tôi không nghĩ họ lo sợ núi lửa phun nhiều mà chính là ngán ngại cảnh bị mắc kẹt ở sân bay chung với hàng ngàn người khác" - Ketut Panjul, một người lái xe ở Ubud, nói. Anh cho biết những ngày gần đây có ít hợp đồng hơn bình thường.

Đóng cửa sân bay khiến các hãng hàng không Garuda Indonesia, Virgin Australia, Cathay Pacific, AirAsia và Jetstar cũng tái mặt, trong đó Hãng Garuda được cho là chịu tác động nhiều nhất.

Bà Corrine Png, một nhà phân tích thuộc Crucial Perspective, ước tính Garuda chiếm 30% thị phần vận tải hàng không tại sân bay Bali và bị thiệt hại khoảng 300.000 USD mỗi ngày sân bay này đóng cửa. Trong khi AirAsia thiệt hại 250.000 USD mỗi ngày.

"Kịch bản tồi tệ nhất là núi lửa Agung thi thoảng lại phun trào. Nếu điều đó xảy ra, sân bay Bali sẽ phải đóng cửa hết lần này đến lần khác và số chuyến bay bị hủy ngày càng tăng" - bà Corrine Png nói.

Đây không phải là lần đầu tiên ngành du lịch Bali gặp khó. Lượng du khách tới đây từng giảm mạnh sau các vụ tấn công khủng bố đẫm máu hồi năm 2002 và 2005, khiến thu nhập của người dân địa phương giảm mạnh.

Tạo điểm đến mới

Theo CNN, Bali hiện chiếm hơn 40% lượng du khách đến Indonesia. Đợt phun trào của núi lửa Agung có thể ảnh hưởng mục tiêu của Chính phủ Indonesia thu hút 20 triệu lượt du khách. Ngành du lịch đóng góp 8% vào nền kinh tế nước này mỗi năm đến năm 2019.

"Trong một thời gian dài, du lịch Indonesia nghĩa là đến Bali" - Bộ trưởng du lịch Indonesia Arief Yahya nói. Bộ Du lịch Indonesia đã và đang cố gắng tạo thêm các điểm du lịch mới tại các hòn đảo khác như Sumatra, Lombok, Labuan Bajo, nơi cũng có bãi biển, núi lửa và rừng nhưng còn thiếu cơ sở hạ tầng du lịch.

Đặc biệt, bộ này đang thúc đẩy du lịch tại những khu vực đông người Hồi giáo như Aceh nhằm thu hút du khách Hồi giáo giàu có, những người sẽ hoàn toàn hài lòng khi tham quan nhà thờ Hồi giáo và thưởng thức "halal" - thực phẩm được cho phép dùng theo luật của đạo Hồi tại đây.

Hoạt động của núi lửa hiển nhiên đe dọa đến mục tiêu tăng số du khách nước ngoài thêm 30% năm nay của Indonesia. Tuy nhiên, theo CNN Money, cuộc khủng hoảng do núi lửa gây ra có thể sẽ không tác động nhiều đến nền kinh tế Indonesia nói chung. Bali chỉ chiếm khoảng 1,5% tổng sản phẩm trong nước (GDP) của nước này.

Hủy tour

Ayang Utriza, một nhà nghiên cứu người Indonesia tại Bỉ, cho biết tác động của việc núi lửa Agung phun trào ở nước ngoài càng thêm rõ rệt khi truyền thông dồn dập đưa tin. "Báo chí châu Âu thường xuyên đưa tin về diễn biến của núi lửa Agung chắc chắn sẽ khiến du khách cân nhắc hoặc hủy kỳ nghỉ ở Bali. Nó chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến doanh thu chung của ngành du lịch" - Ayang Utriza nói.

Theo Tuổi trẻ Online

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điểm nhấn cho “bức tranh” ẩm thực

Mới đây, một sự kiện thu hút sự quan tâm của những ai yêu ẩm thực chính là lễ hội phở vừa được tổ chức tại Nam Định, từ 15-17/3. Một festival khiến chúng ta nghĩ đến bún bò của Huế - một đặc sản ẩm thực nổi tiếng có lẽ không kém phở.

Điểm nhấn cho “bức tranh” ẩm thực
Phát triển du lịch, quan trọng là phát triển nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đang là thách thức đối với du lịch Việt Nam trước yêu cầu hội nhập quốc tế. Thừa Thiên Huế xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, để phát triển du lịch, phải đặc biệt quan tâm phát triển nguồn nhân lực.

Phát triển du lịch, quan trọng là phát triển nguồn nhân lực
Du lịch không thể phát triển một mình

Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về du lịch năm 2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính từng khẳng định: “Du lịch không thể phát triển một mình”. Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn và để phát triển được du lịch phải có sự đồng hành của nhiều ngành, nhiều người.

Du lịch không thể phát triển một mình

TIN MỚI

Return to top