ClockThứ Hai, 14/10/2019 14:38

Nuôi cá tầm ở vùng cao A Lưới

TTH - Một trang trại nuôi cá tầm cạnh thác A Nor (xã Hồng Kim, huyện A Lưới) mọc lên mở ra triển vọng cho một loài cá xứ lạnh, có giá trị kinh tế cao tại miền sơn cước.

Trồng sâm… chống phá rừngCần phát huy giá trị địa đạo An HôA Lưới không nợ đọng xây dựng nông thôn mới

Mô hình nuôi cá tầm dẫn nước từ thác A Nor của anh Hồ Thanh Phương

Tại Việt Nam, loài cá này có giá trị kinh tế và dinh dưỡng cao, được đưa vào thử nghiệm ở các địa phương từ năm 2005. Đến nay, tại một số địa phương vùng núi đã phát triển, mang lại hiệu quả với hai hình thức nuôi lấy thịt và lấy trứng. Tại nước ta, hiện đang nuôi phổ biến hai loài cá tầm Siberi và tầm Trung Quốc.

Dựa vào những đặc điểm của huyện miền núi A Lưới có độ cao, nhiệt độ, nguồn nước có thể đáp ứng những yêu cầu để phát triển đối tượng nuôi này, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã chọn A Lưới là nơi thí điểm nuôi loại cá tầm.

Anh Hồ Thanh Phương (xã Hồng Kim, huyện A Lưới), người mạnh dạn đầu tư mô hình nuôi cá tầm dẫn chúng tôi tham quan một vòng ao nuôi tại khu vực cạnh con thác A Nor có khí hậu mát mẻ. Cá tầm đã được anh Phương thả nuôi gần 5 tháng và đang trong giai đoạn sinh trưởng, phát triển tốt. Dưới ao nuôi có dòng nước trong, mát lạnh lộ ra những con cá tầm đen trũi, nặng khoảng 1kg. Để nuôi cá tầm, anh Phương phải dẫn nguồn nước trực tiếp từ thác A Nor thông qua hệ thống đường ống được đầu tư bài bản.

Khi bắt tay vào nuôi cá tầm, anh Phương phải dày công nghiên cứu nguồn nước cũng như hệ thống ao nuôi, đầu tư hơn 100 triệu đồng xây dựng cơ sở vật chất.

Anh Hồ Thanh Phương cho rằng, ngoài nguồn nước nuôi phải trong sạch, không bị ô nhiễm và có hàm lượng oxy hoà tan cao thì đáy ao nuôi cá phải vệ sinh thường xuyên để loại bỏ bùn đất.

“Chất lượng cá giống là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành bại của vụ nuôi. Nên chọn cá giống có kích cỡ khoảng 50g/con, chiều dài thân khoảng 15 - 20cm, đồng đều, khoẻ mạnh và không dị hình. Khi thả vào chậu nước, chúng bơi tản đều trong chậu, không tập trung vào một chỗ là cá khoẻ. Chế độ cho cá ăn phụ thuộc vào nhiệt độ nước. Khi nhiệt độ nước lạnh, cá được cho ăn 1-2 lần/ngày, còn khi thời tiết ấm, cá được cho ăn 4 lần/ngày. Lượng thức ăn cho cá hàng ngày thay đổi theo nhiệt độ”, anh Phương chia sẻ.

Cá tầm của anh phương được nuôi với mật độ 10 con/m2, dự kiến sau hơn 1 năm thả nuôi, lứa cá này sẽ cho thu hoạch, hứa hẹn vụ nuôi thắng lợi. “Với giá bán từ 200 - 300 ngàn đồng/kg, số cá tầm hiện có sẽ mang về lợi nhuận khá lớn. Sau lứa cá này, tôi sẽ tiếp tục đầu tư, nghiên cứu để nhân rộng mô hình, tiến tới nuôi cá tầm lấy trứng giá trị cao”, anh Phương nói.

Tham gia mô hình, anh Phương được Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ 100% con giống, 70% thức ăn. Đồng thời, anh cũng được cán bộ hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật nuôi, chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh.

Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh, dự án thí điểm nuôi cá tầm được triển khai tại huyện miền núi A Lưới tại 2 hộ gia đình, với quy mô 100 m2/hộ, với tổng số cá nuôi là 2.000 con. Ngoài việc đưa vào thử nghiệm để đánh giá sự thích nghi của loài cá này đối với điều kiện tự nhiên ở vùng cao A Lưới, đây là dự án góp phần đa dạng hóa đối tượng, nâng cao hiệu quả của hình thức nuôi cá nước ngọt.

Ông Châu Ngọc Phi, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh cho biết: “Cá tầm là một trong những đối tượng thích nghi vùng có độ cao nhất định và nhiệt độ thấp. Đây là lần đầu tiên loại cá nước ngọt này được đưa vào thả nuôi tại Thừa Thiên Huế. Chúng tôi đã tổ chức thực hiện nuôi cá tầm tại 2 hộ dân ở Hồng Kim. Đến nay, cá đang phát triển tốt, phù hợp với đặc điểm khí hậu A Lưới. Chúng tôi mong rằng sắp tới có những chính sách hỗ trợ, duy trì đối tượng nuôi này. Điều đó không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn có thể giải quyết vấn đề đặc sản vùng miền ở A Lưới, giúp người dân vùng cao có điều kiện phát triển kinh tế bền vững”.

Bài, ảnh: L.Thọ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Anh Noh chăm chỉ

Chăm chỉ học hỏi và áp dụng kiến thức, anh Viên Đăng Noh ở thôn A chi Hương Sơn, xã A Roàng, A Lưới thực hiện và phát triển mô hình nuôi dê bán chăn thả khá thành công…

Anh Noh chăm chỉ
Giảm nghèo bền vững từ Chương trình mục tiêu Quốc gia

A Lưới tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp, có hiệu quả các nguồn vốn từ 3 chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG). Huy động các nguồn lực để đẩy mạnh tiến độ xóa nhà tạm, phấn đấu đến cuối năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm xuống dưới 12,01%.

Giảm nghèo bền vững từ Chương trình mục tiêu Quốc gia
Hái lộc rừng

Sau tết Nguyên đán, mọi người trở lại với nhịp sống ngày thường. Tiết xuân chan hòa mọi nơi khiến nhiều người như vẫn còn lưu luyến những ngày vui.

Hái lộc rừng
A Lưới
Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu Quốc gia

Sáng 28/2, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đã có buổi làm việc với UBND huyện A Lưới về kết quả thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) Giảm nghèo bền vững và Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi.

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu Quốc gia
Lần về dấu xưa

Cũng như nhiều dân tộc khác đang sinh sống trên dãy Trường Sơn, cộng đồng người Pa Cô ở huyện A Lưới có nhiều tín ngưỡng độc đáo về văn hóa và tâm linh thờ cúng. Trong tâm thức của đồng bào, những ngôi nhà piing - nhà mồ được dựng lên ngoài để che chắn, tưởng nhớ người đã khuất thì đó còn là nơi lưu dấu những ký ức về tổ tiên, dòng họ.

Lần về dấu xưa
Return to top