ClockThứ Ba, 27/11/2018 14:54

Ô nhiễm không khí làm giảm tuổi thọ trung bình của toàn nhân loại

TTH.VN - Kết quả chỉ số chất lượng không khí (AQLI) được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Chicago (Mỹ) cho thấy, ô nhiễm không khí sẽ khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,8 năm/người.

Khí đốt tự nhiên là nguồn năng lượng lớn thứ hai thế giới vào năm 2030Ô nhiễm không khí có thể làm tăng nguy cơ phát triển chứng rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ"Thuốc lá mới" giết chết 7 triệu người mỗi nămHơn 9 trên 10 trẻ em tiếp xúc với ô nhiễm không khí nguy hiểm

Mỗi người sẽ mất 1,8 năm tuổi thọ trung bình do ô nhiễm không khí. Ảnh: Devdiscourse

Cụ thể, người dân Ấn Độ sẽ sống lâu hơn 4,3 năm nếu quốc gia này đáp ứng các chỉ tiêu hướng dẫn toàn cầu về ô nhiễm không khí dạng hạt. Theo một nghiên cứu, ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến đời sống thậm chí còn nghiêm trọng hơn HIV/AIDS, khói thuốc lá hay khủng bố.

“Hiện nay trên thế giới, mọi người đang hít thở bầu không khí chứa rất nhiều mối hiểm họa nghiêm trọng đối với sức khỏe. Tuy nhiên, tác động từ vấn đề này thường rất khó nhìn thấy. Do đó, tôi và các đồng nghiệp đã phát triển chỉ số AQLI trong đó L là chữ viết tắt của life (cuộc sống) nhằm mục tiêu giải quyết những vấn nạn này”, Michael Greenstone, giáo sư tại Viện Nghiên cứu chính sách năng lượng (EPIC) thuộc Đại học Chicago (Mỹ) chia sẻ.

Được biết, AQLI đã rút ra kết luận dựa trên các biện pháp phân tích định lượng mối quan hệ nhân quả giữa việc con người tiếp xúc lâu dài với khói bụi, ô nhiễm và tuổi thọ trung bình.

Đến nay, ước tính có khoảng 75% dân số thế giới, tương ứng với khoảng 5,5 tỷ người đang sinh sống trong khu vực có mức độ ô nhiễm không khí cao hơn so với giới hạn mà WHO đưa ra.

Bằng việc lấy đi của mỗi người 1,8 năm tuổi thọ, AQLI xác nhận ô nhiễm không khí là mối đe dọa nguy hiểm nhất đối với sức khỏe của toàn nhân loại. Điều này thể hiện rõ nhất khi con người có thể ngưng hút thuốc lá, uống rượu bia hoặc thực hiện các biện pháp tự bảo vệ mình, song rất khó để thoát khỏi ảnh hưởng của bầu không khí ô nhiễm.

Đan Lê (Lược dịch từ Devdiscourse)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Học Bác về bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe Nhân dân

Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm đến công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân, coi nghề y là nghề đặc biệt. Đây là vấn đề mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm đề cập. Tư tưởng đó phản ánh chiều sâu nhân văn của chế độ XHCN, dễ hiểu, dễ làm theo.

Học Bác về bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe Nhân dân
WHO: Hơn 1 tỷ người trên thế giới đang bị béo phì

Theo ước tính cập nhật của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế, hơn 1 tỷ người trên toàn cầu - tương đương với 1/8 tổng dân số thế giới, hiện được coi là béo phì - một tình trạng liên quan đến nguy cơ gia tăng nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

WHO Hơn 1 tỷ người trên thế giới đang bị béo phì
Cảnh báo: Nhựa vẫn đang "hiện diện rộng rãi" trong thực phẩm

Theo nghiên cứu mới của Consumer Reports, phthalates và bisphenol - hai thành phần nhựa có liên quan đến nhiều nguy cơ sức khỏe khác nhau như tiểu đường và rối loạn nội tiết tố - vẫn đang hiện diện rộng rãi trong các mặt hàng chủ lực của siêu thị và thức ăn nhanh, bất kể bao bì và thành phần của chúng, cũng như có chứng nhận hữu cơ hay không.

Cảnh báo Nhựa vẫn đang hiện diện rộng rãi trong thực phẩm

TIN MỚI

Return to top