ClockThứ Sáu, 22/11/2019 14:47

Ô nhiễm nguồn nước từ nước thải nông nghiệp

TTH - Nước thải nông nghiệp đang là một trong những nguyên nhân chính gây ảnh hưởng đến nguồn nước tại các địa phương có hoạt động sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn.

Đảm bảo an ninh nguồn nướcHồ sinh thái lại bốc mùi

Bơm thuốc trừ sâu cho lúa (Trong ảnh: ruộng lúa Phong Hiền, Phong Điền)

Nước thải nông nghiệp phát sinh từ nhiều nguồn, trong đó, từ hoạt động canh tác, trồng trọt có chứa hoá chất bảo vệ thực vật (BVTV), phân bón là thành phần độc hại cho môi trường và sức khỏe con người. Ước tính mỗi năm có khoảng 70 nghìn kg và hơn 40 nghìn lít thuốc trừ sâu cùng khoảng 70 nghìn kg vỏ bao hoá chất không được xử lý xâm nhập vào môi trường, làm gia tăng mức độ ô nhiễm nước mặt, nước ngầm.

Riêng Thừa Thiên Huế, theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ước tính mỗi năm trên địa bàn sử dụng khoảng 350-400 tấn thuốc BVTV, trong đó lượng bao gói chiếm khoảng 14% trọng lượng. Nên, mỗi năm có khoảng 45 tấn bao gói thuốc BVTV các loại thải ra môi trường. Việc lạm dụng phân bón vô cơ nhiều hơn mức được khuyến nghị cũng đang ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường, làm đất chai cứng, giữ nước kém và giảm độ màu mỡ của đất.

Theo số liệu tính toán của các chuyên gia trong lĩnh vực nông hóa học ở Việt Nam, hiện nay, hiệu suất sử dụng phân bón thấp, ước tính chỉ khoảng 60% cho nitơ, 40% cho phốtpho và 50% cho kali. Như vậy, hàng triệu tấn phân bón được bón vào đất nhưng chưa được cây trồng sử dụng.

Trong số phân bón chưa được cây sử dụng, một phần còn lại ngấm trong đất, một phần bị rửa trôi theo nước mặt do mưa, theo các công trình thủy lợi ra các ao, hồ, sông suối gây ô nhiễm nguồn nước mặt.

Nước thải phát sinh từ chăn nuôi chiếm một lượng khá lớn kèm theo hàm lượng các chất gây ô nhiễm. Tính theo hệ số phát sinh nước thải trung bình trên đầu con vật nuôi là trâu, bò, lợn, Tổng cục Môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường ước tính tổng lượng nước thải phát sinh trong năm 2018 xấp xỉ 6,66 triệu m3/ngày.

Ở Thừa Thiên Huế, với tổng đàn trâu, bò, lợn, gia cầm hiện có, bình quân hàng năm thải ra môi trường khoảng 700 nghìn tấn phân hữu cơ và 1,2 triệu m3 nước tiểu. Số hộ, trang trại, gia trại chăn nuôi sử dụng biện pháp xử lý chất thải bằng hầm khí sinh học (biogas), đệm lót sinh học... mới chỉ chiếm khoảng 5%, nên một lượng chất thải chưa được xử lý vẫn thải trực tiếp ra môi trường hàng ngày.

Nước thải chăn nuôi thường có hàm lượng lớn chất rắn lơ lửng, các chất hữu cơ, chất dinh dưỡng và vi sinh vật với một số thông số ô nhiễm đặc trưng, như: BOD5 (nhu cầu ô xy hoá sinh), COD (nhu cầu ô xy hoá học), tổng nitơ, tổng coliform.

Những năm gần đây, ngành chăn nuôi ở nhiều địa phương có xu hướng chuyển dịch từ quy mô hộ gia đình sang chăn nuôi tập trung và thâm canh với quy mô lớn. Qua khảo sát thực tế của cơ quan chức năng, hình thức chăn nuôi này  dù có áp dụng biện pháp xử lý môi trường, nhưng một số cơ sở vẫn gây ô nhiễm do công tác quản lý môi trường chưa chặt chẽ và áp dụng công nghệ chưa phù hợp.

Theo quy định, cơ sở chăn nuôi có tổng lượng nước thải nhỏ hơn 2m3/ngày phải có hệ thống thu gom và hệ thống lắng, ủ nước thải hợp vệ sinh; cơ sở chăn nuôi có tổng lượng nước thải từ 2m3/ngày đến dưới 5m3/ngày phải có hệ thống thu gom và hệ thống xử lý chất thải đủ công suất như biogas hoặc đệm lót sinh học phù hợp tiêu chuẩn quốc gia. Tuy nhiên, việc thực hiện trên thực tế còn khó khăn, bất cập. Đây là nguyên nhân ô nhiễm môi trường chăn nuôi tại các vùng nông thôn ngày càng nghiêm trọng.

Bài, ảnh: Hoài Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điều tiết nguồn nước ứng phó hạn mặn

Công ty TNHH NN MTV Quản lý - Khai thác công trình thủy lợi tỉnh (Công ty Thủy lợi) phối hợp với các thủy điện thượng nguồn trong quá trình xả, điều tiết nước, chỉ đạo các trạm quản lý chặt các nguồn nước trên sông. Đồng thời, các đập, cống trên đê tiếp tục thực hiện các giải pháp điều tiết nước hợp lý tránh thất thoát nước trên các trục sông chính ra đầm phá.

Điều tiết nguồn nước ứng phó hạn mặn
Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp huyện Phú Lộc đang từng bước chuyển dịch theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Sản xuất gắn với bảo quản, chế biến, quảng bá và liên kết tiêu thụ sản phẩm nên người dân yên tâm.

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
Khai mạc Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương

Ngày 3/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với 63 địa phương để đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 3 và quý I/2024, đề ra nhiệm vụ công tác tháng 4 và quý 2/2024; đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chinh phủ; kết quả thực hiện Nghị quyết số 110/2023/QH15 Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV về xem xét, xử lý kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, và nhiều nội dung quan trọng khác.

Khai mạc Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương
Dấu ấn khuyến nông

Dù có những lúc thăng trầm, nhưng đến thời điểm này ngành nông nghiệp tỉnh đã có bước chuyển mình đáng ghi nhận, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của tỉnh. Trong sự chuyển biến chung đó phải kể đến dấu ấn quan trọng của hoạt động khuyến nông.

Dấu ấn khuyến nông

TIN MỚI

Return to top