ClockThứ Tư, 01/08/2018 11:45

Ô nhiễm rác tại Thủy Phương: Chờ đầu tư công nghệ mới

TTH - Khoảng 2.000 tấn rác ứ đọng tại Nhà máy Xử lý rác Thủy Phương và nước rỉ rác từ bãi chôn lấp (TX. Hương Thủy) chưa đạt chuẩn, hơn 1.000 hộ dân ở địa phương này bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm, mùi hôi và nguy cơ bệnh tật.

Rác thải xây dựng: Chưa được xử lý hiệu quả“Rác không tiếp đất”

Rác tồn đọng cao như núi

Khu xử lý rác Thủy Phương bao gồm Nhà máy Xử lý rác Thủy Phương (Công ty CP Đầu tư và Phát triển Tâm Sinh Nghĩa) và Bãi chôn lấp rác (Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Huế) đang tiếp nhận xử lý rác cho địa bàn TP. Huế và 4 huyện, thị vùng phụ cận với khối lượng khoảng 350 tấn rác/ngày. Trong đó, Nhà máy Xử lý rác Thủy Phương tiếp nhận bình quân 200 tấn rác/ngày, còn lại được đưa vào bãi chôn lấp.

Điểm rỉ nước rác chảy ra từ ống cống gần Nhà máy xử lý rác Thủy Phương

Theo quy trình xử lý của nhà máy, rác thải sinh hoạt trên địa bàn sau khi phun hóa chất diệt ruồi, muỗi, chế phẩm khử mùi, rác được xử lý tách, tuyển, phân loại, tận thu bao ni lon các loại, ủ thành phân rác và đốt; phần còn lại chủ yếu là rác trơ. Còn tại bãi chôn lấp, rác được phun chế phẩm vi sinh xử lý mùi hôi, hạn chế côn trùng và được san ủi đầm nén.

Có mặt tại Khu xử lý rác Thủy Phương, ngay từ tuyến đường tránh Huế, đã cảm nhận được mùi hôi trên diện rộng do bãi rác mang lại. Đến gần nhà máy cũng như khu chôn lấp, rác chất cao như núi vượt cả tường rào và hệ thống cây xanh trồng xung quanh. Đây là phần rác còn lại sau quá trình tách, tuyển, phân loại, tận thu bao ni lon, sợi hữu cơ được tiêu hủy bằng lò đốt trong quá trình xử lý của nhà máy.

Trước đây, khu rác tồn đọng này còn có bạt che chắn, nay bạt phơi mưa nắng bị rách, để lộ thiên cả nghìn tấn rác. Khảo sát quanh tường rào của nhà máy, các điểm rỉ rác cũ dấu vết nước chảy đã không còn và cơ sở thu gom rác của một hộ dân tự phát gần đó cũng đã dẹp bỏ. Thế nhưng, từ đường cống chôn sát tường nhà máy, đang rỉ ra một màu nước đen ngòm, chảy theo khe suối để về hạ lưu. Nguồn nước rỉ rác này chảy rất chậm và có mùi hôi khó chịu, ra khỏi ống cống chảy theo con mương nhỏ ngoài khuôn viên nhà máy chừng 15m trước khi đổ xuống khe.

Cùng với nước rỉ rác từ nhà máy xử lý rác và khu chôn lấp gần đó, nước thải chảy qua Khe Ngang, chảy về Cầu Đôi rồi đổ vào hồ Châu Sơn, trên chiều dài khoảng 1,5km, làm khu vực này ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Ông Trương Văn Công, Chủ tịch UBND phường Thủy Phương thông tin, “vấn nạn” ô nhiễm rác, nước rỉ rác trên địa bàn phường, qua các cuộc tiếp xúc cử tri, người dân cũng như chính quyền đã phản ánh, kiến nghị nhiều lần. Mùi môi, nước rỉ rác làm ô nhiễm ở khu xử lý rác ảnh hưởng đến khoảng 1.000 hộ dân trên địa bàn phường với khoảng 50 ha nuôi trồng thủy sản nước ngọt.

Chờ đầu tư

Ông Trần Quang Tuấn, Giám đốc Nhà máy Xử lý rác thải Thủy Phương cho rằng, để tăng công suất xử lý, phía nhà máy đã tháo dỡ hệ thống lò đốt cũ và đầu tư lắp đặt hệ thống lò đốt mới nhằm xử lý lượng rác tồn đọng. “Về hiện tượng nước rỉ rác một số điểm, sau khi Sở TN&MT, UBND TP. Huế nhiều lần kiểm tra, nhà máy đã xây dựng hệ thống thu gom nước rỉ rác, xử lý hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường”, ông Tuấn khẳng định.

Ông Trần Trung Khánh, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Huế thông tin, để hạn chế tình trạng ô nhiễm, tại bãi chôn lấp rác của công ty được vận hành theo từng ô, lấp đầy và đóng cửa theo phương thức cuốn chiếu. Khi đầy ô, rác được lấp đất, trồng cỏ tạo cảnh quan môi trường. Đến nay, phía công ty đã đóng cửa hoàn toàn bãi rác số 1 (đưa vào sử dụng từ năm 1999, diện tích 2,2 ha) và các ô từ số 1- 5 của bãi rác số 2.

Ông Khánh thừa nhận, công ty đã trải qua nhiều công đoạn đầu tư để xử lý tình trạng ô nhiễm; tuy nhiên đến nay, nước rỉ rác xử lý vẫn chưa đạt chuẩn. Bãi chôn lấp rác Thủy Phương do dự án Việt Nam - Thụy Sỹ tài trợ, hoạt động từ năm 1999. Nước rỉ rác được xử lý bằng hồ sinh học tự nhiên nhưng không đạt chuẩn. Năm 2015, UBND tỉnh kêu gọi Tổ chức Nghiệp đoàn Xử lý nước thải liên tỉnh vùng Paris (SIAAP) - Cộng hòa Pháp tài trợ, thiết kế, hướng dẫn vận hành hệ thống xử lý nước rỉ rác bằng sinh học có sục khí nhưng nước sau khi xử lý vẫn không đạt chuẩn.

Từ tháng 8/2016 đến nay, công ty vận hành thường xuyên công đoạn xử lý hóa lý kết hợp với hệ thống hồ sinh học hiện có, nước sau khi xử lý đã được cải thiện, gần đạt chuẩn. “Để xử lý triệt để nước rỉ rác tại bãi chôn lấp, năm 2017, UBND tỉnh đã phê duyệt chủ trương đầu tư, nâng cấp hệ thống xử lý nước rỉ rác Thủy Phương bằng công nghệ hóa lý kết hợp sinh học. Hiện công ty đã lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt để triển khai thi công dự án”, ông Khánh khẳng định.

Ông Khánh cho biết, trong khi chờ Nhà máy xử lý rác Phú Sơn xây dựng, việc rác tồn đọng trong Nhà máy xử lý rác Thủy Phương, phía Công ty CP Đầu tư và Phát triển Tâm Sinh Nghĩa có trách nhiệm xử lý. Trong trường hợp nhà máy không tiếp nhận rác thì phía công ty phải tăng khối lượng rác chôn lấp hàng ngày.

Với công suất và khối lượng như hiện nay, bãi rác Thủy Phương có thể đáp ứng nhu cầu xử lý rác đến năm 2020.

Bài, ảnh: Hà Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đào tạo nội soi cho bác sĩ 5 bệnh viện khu vực miền Trung

Từ ngày 16 đến 18/4, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế phối hợp với đoàn bác sĩ của Bệnh viện Kyoto Katsura (Nhật Bản) tổ chức đợt huấn luyện nâng cao về nội soi tiêu hóa can thiệp cho các bác sĩ tại các Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện 199 Đà Nẵng và Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi.

Đào tạo nội soi cho bác sĩ 5 bệnh viện khu vực miền Trung
ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh

Đông Nam Á có thể mở khóa thêm 300 tỷ USD doanh thu hàng năm từ các khoản đầu tư xanh vào năm 2030, nếu các chính phủ tăng cường hợp tác về lưới điện và thị trường carbon trong khu vực, đồng thời đưa ra những biện pháp khuyến khích tốt hơn cho năng lượng sạch và các quy định rõ ràng hơn về tài chính xanh, theo báo cáo của Bain & Company, GenZero, Standard Chartered và Temasek được công bố ngày hôm nay (15/4).

ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh
Gỡ khó cho đầu tư khu công nghiệp sinh thái

Với mục tiêu đặt ra là đến năm 2030, khoảng 40-50% địa phương trong cả nước có kế hoạch chuyển đổi các khu công nghiệp hiện hữu sang khu công nghiệp sinh thái và 8-10% địa phương có định hướng xây dựng khu công nghiệp sinh thái mới, nhu cầu vốn đầu tư là rất lớn.

Gỡ khó cho đầu tư khu công nghiệp sinh thái
Đầu tư dịch vụ để hút khách quốc tế

Thu hút khách quốc tế và đầu tư dịch vụ trong nhiều trường hợp như vướng vào bài toán “con gà, quả trứng”. Nhưng để phát triển du lịch, thu hút khách quốc tế, chuyện đầu tư dịch vụ xứng tầm vô cùng quan trọng.

Đầu tư dịch vụ để hút khách quốc tế

TIN MỚI

Return to top