ClockChủ Nhật, 18/02/2018 11:36

Oliver Oet người truyền lửa

TTH - Nghệ nhân gốm Oliver Oet (62 tuổi) đến từ thủ đô Paris (Pháp) đã vượt hàng ngàn hải lý, mang kỹ thuật làm gốm Nhật giúp trẻ em khuyết tật tại Trung tâm Hy vọng (20 Nhật Lệ, TP. Huế) có một cuộc sống mới…

Nghệ thuật đặc biệt quan trọng với người khuyết tậtTạo nghề mới cho người khuyết tật

Truyền yêu thương qua gốm Raku

Cách đây mấy chục năm, khi đang là một chàng trai trẻ, Oliver Oet và những người thân trong gia đình đã hòa vào dòng người Pháp yêu hoà bình xuống đường phản đối chiến tranh tại Việt Nam. “Mặc dù tôi chưa từng biết đến đất nước của các bạn nhưng tôi hiểu được nỗi đau chiến tranh. Lúc đó, gia đình tôi cũng như hàng triệu người yêu hòa bình Pháp đã hô vang khẩu hiệu, yêu cầu rút quân khỏi Việt Nam”, nghệ nhân Oliver Oet hồi tưởng.

Ông Oliver dạy các em khuyết tật kỹ thuật làm gốm Raku

Nhân duyên với Việt Nam lại đến khi gia đình ông tổ chức ngày hội cho trẻ em khuyết tật trên đường phố Paris 7 năm về trước. Lúc đó, có một người phụ nữ chủ động gặp ông, tự nhận là người Pháp gốc Việt, đề nghị ông hãy giúp đỡ trẻ em khuyết tật Việt Nam. Cảm động trước nghĩa cử của người phụ nữ nặng lòng với quê hương, gia đình ông đã hỗ trợ cho các cán bộ đến từ các trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật của Việt Nam, trong đó có cán bộ của Trung tâm Hy vọng (TTHV) Huế qua Pháp học làm gốm Raku, bắt đầu cho hoạt động giúp đỡ trẻ khuyết tật Việt Nam.

Kế hoạch chưa thành thì người phụ nữ gốc Việt nói trên qua đời nhưng ông vẫn giữ lời hứa của mình. Năm 2012, ông Oliver Oet cùng vợ đến TTHV và quyết định sẽ thực hiện dự án giúp đỡ các em nhỏ ở đây. Mỗi năm, ông Oliver dành ít nhất 3 tuần bay sang trung tâm dạy các em làm gốm. “Gốm Raku xuất phát từ Nhật nhưng những rất thịnh hành tại Pháp. Với người khuyết tật, nghệ thuật sẽ giúp các em sáng tạo theo suy nghĩ riêng. Tôi là một nghệ nhân gốm Raku, tôi muốn giúp các em theo cách đó”, Oliver nói.

Hình ảnh các em khuyết tật say sưa ngồi quanh Oliver để cùng làm việc minh chứng cho những nỗ lực mà người nghệ nhân già này đã dày công thực hiện mấy năm qua. Theo những thành viên quản lý TTHV Huế thì các em đã tự biết lấy đất, men để sáng tạo gốm Raku với hình ly, tách, tô, chén, rổ, các con thú… Các em đã chủ động mời chào, giới thiệu cho khách chứ không rụt rè như trước đây. Nhờ gốm Raku, cuộc sống các em đã bước sang trang mới”.

Từ năm 2014, xưởng gốm đã mở tour du lịch trải nghiệm làm gốm Raku với trẻ em khuyết tật, thu hút nhiều du khách trong nước và quốc tế. “Trung bình mỗi tháng trung tâm đón 5-6 đoàn khách, riêng tháng 8 năm 2017, có những 20 đoàn khách đến từ các nước châu Âu”, chị Trần Thị Minh Nhật, cán bộ TTHV Huế cho biết. Ông Oliver lại tiết lộ: “Năm 2018, thay vì du khách trải nghiệm gốm Raku tại xưởng ở Pháp, tôi sẽ giới thiệu họ qua Việt Nam du lịch và tham gia trải nghiệm tại TTHV Huế”.

“Say” Huế…

Ít ai biết rằng, 3 năm đầu người nghệ nhân Pháp đã bỏ tiền túi tự lo mọi chi phí cho dự án về gốm Raku tại TTHV Huế. Năm 2015, ông đứng ra vận động bạn bè và người thân thành lập một tổ chức phi chính phủ hỗ trợ cho trẻ khuyết tật mà trước mắt là hỗ trợ cho TTHV Huế. Tổ chức này mang tên Ateliers Vincent Marie Oet (AVMO), hiện có 60 thành viên. Từ ngày trở thành thành viên của TTHV Huế, ông đâm ra “say” Huế, “say” Việt Nam hơn. Hễ ai có nhu cầu đi du lịch, Oliver lại gợi ý đến Việt Nam và ghé Huế tham gia tour trải nghiệm gốm Raku cùng các em khuyết tật.

Các sản phẩm của TTHV được trưng bày tại Ngày đoàn kết Pháp - Việt

AVMO đã triển khai nhiều hoạt động thu hút sự quan tâm của dư luận và tăng cường gây quỹ. Mỗi năm, vào dịp lễ Giáng sinh, ở du thuyền của gia đình Oliver Oet trên sông Seine, AVMO tổ chức Ngày đoàn kết Pháp – Việt. Ở đó, những câu chuyện về đất nước, con người Việt Nam, những sản phẩm do chính tay các em nhỏ khuyết tật của TTHV Huế được người nghệ nhân làm gốm Raku giới thiệu và chia sẻ. Đó cũng là dịp quan khách được thưởng thức các món ăn Việt do đích thân ông Oliver Oet vào bếp trổ tài.

Hai năm gần đây, Oliver qua Việt Nam không còn tư cách cá nhân mà là người đại diện cho tổ chức AVMO. Xưởng gốm Raku được AVMO đầu tư đầy đủ máy móc hiện đại để sản xuất ra một sản phẩm hoàn chỉnh. Năm 2017, AVMO triển khai thí điểm mô hình nuôi dê theo quy trình chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm cho các hộ dân nghèo có con đang sinh hoạt ở TTHV 2 tại A Lưới. “Không chỉ giúp người dân thoát nghèo, mô hình còn cung cấp cho người tiêu dùng sản phẩm thịt dê chất lượng. Về lâu dài, chúng tôi muốn mở rộng mô hình này và sẽ giúp người dân sản xuất phô mai từ sữa dê”, ông Oliver nói thêm. Khi đã ổn định và chuyên nghiệp hóa, gốm Raku và phô mai từ sữa dê sẽ gắn liền với thương hiệu của TTHV Huế.

 “Ước mơ của tôi dành cho các em ở TTHV Huế còn nhiều lắm. Sắp tới, vợ chồng tôi sẽ dành nhiều thời gian qua Việt Nam dạy thêm tiếng Anh cho trẻ em nghèo”, người nghệ nhân già tốt bụng tiết lộ với tôi khi tạm biệt với cái bắt tay thật chặt cùng lời hẹn gặp lại trong một tour du lịch đầu năm mới 2018.

 Bà Nguyễn Thị Hồng, Giám đốc Trung tâm Hy vọng Huế chia sẻ: “Không chỉ giúp thay đổi cuộc sống của những đứa trẻ bất hạnh, Oliver Oet còn là người truyền lửa cho chúng tôi bằng tấm gương kiên trì theo đuổi mục tiêu đặt ra dù gặp khó khăn đến mấy”.

Bài, ảnh: Hải Thuận

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Người “truyền lửa”

Năm 2023, niềm vui lại đến với thầy giáo Phạm Xuân Bình (Phó Hiệu trưởng Trường THCS Vinh Hà) và em học sinh Phan Viết Tân (học sinh lớp 9/2, Trường THCS Phú An), khi được Hội Khuyến học Thừa Thiên Huế chọn vào danh sách đại biểu dự Lễ trao học bổng “Học không bao giờ cùng” do Trung ương Hội Khuyến học tổ chức, nhân dịp Kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người “truyền lửa”
Những người truyền lửa

Những người thầy, cô giáo nếu có tâm, tràn đầy lòng nhiệt huyết và biết yêu thương học trò, chắc chắn sẽ là những người truyền cảm hứng để khích lệ học sinh tiến xa trên con đường học tập và tương lai phía trước.

Những người truyền lửa
Mảnh ghép

Một ngày nắng đẹp, tôi lại chạy xe trên con đường quen thuộc. Thay vì rẽ qua Đặng Thái Thân đến Phùng Hưng với hàng phượng vĩ đỏ rực, tôi lại tìm đến con đường Nhật Lệ, nơi có “Trung tâm Hy vọng”, nơi có những trái tim biết yêu thương, biết cống hiến, vẫn lặng lẽ sống, không muộn phiền...

Mảnh ghép
Return to top