Thể thao quốc tế

Olympic Rio 2016: Những điều chưa biết

ClockThứ Bảy, 06/08/2016 06:15
TTH.VN - Trong khi thế giới đang hướng đến lễ khai mạc Olympic Rio 2016 diễn ra sáng nay (ngày 6/8, giờ Việt Nam) và không ngừng bàn tán xung quanh các trận thi đấu, thì dưới đây là một số điều thú vị mà bạn có thể chưa biết về sự kiện lịch sử đã diễn ra trong suốt nhiều thế kỷ qua.

Trận bóng đã nữ giữa đội tuyển Brazil và Trung Quốc tại sân vận động Olympic tại Rio de Janeiro, Brazil ngày3/8/2016. Ảnh: Reuters

1. Là Thế vận hội đầu tiên được tổ chức ở một quốc gia Nam Mỹ

Tuy nhiên, đây là lần thứ ba Olympic được tổ chức ở Nam bán cầu. Hai lần trước, sự kiện này đã được tổ chức ở Nam bán cầu là ở Melbourne và ở Sydney, Úc, lần lượt vào các năm 1956 và 2000

2. Là Thế vận hội có số lượng các quốc gia tham dự đông nhất

Với sự tham dự của 207 nước trên toàn thế giới, Olympic Rio 2016 là năm có số lượng các quốc gia đến tranh tài cao nhất. Nam Sudan và Kosovo là những nước lần đầu tiên tham gia.

3. Vận động viên nhỏ nhất tham gia tranh tài ở tuổi 13

VĐV 13 tuổi Gaurika Singh. Ảnh: Rio2016

Gaurika Singh là đại diện cho Nepal tham dự môn bơi lội, trong giải bơi ngửa nữ 100m. Cô bé này hiện đang nắm giữ kỷ lục quốc gia của Nepal với 1: 07.31 cho 100m bơi ngửa.

4. Đánh Golf quay trở lại; Rugby Sevens có khởi đầu mới

Môn Rugby Sevens. Ảnh: Reuters

Lần cuối cùng môn đánh golf có mặt ở Olympic và tại Thế vận hội Missouri năm 1904, nhưng giờ đây đang trở lại sau một khoảng thời gian dài hơn thế kỷ. Tuy nhiên, 4 VĐV hàng đầu thế giới ở bộ môn này sẽ không thể có mặt, với lý do lo ngại virus Zika.

Môn Rugby Sevens cũng được Ban tổ chức đưa vào tranh tài, sau khi bị gián đoạn từ năm 1924, với mỗi trận đấu sẽ kéo dài trong 15 phút.

5. Lần đầu tiên có sự tham dự của một nhóm VĐV là người tị nạn

Đội Olympic người tị nạn (ROT). Ảnh: AFP

Tham gia tranh tài với tên gọi Đội Olympic người tị nạn (ROT), nhóm này có 5 VĐV điền kinh từ Nam Sudan, 2 VĐV bơi lội từ Syria, 2 người tham dự môn judokas từ Cộng hòa Dân chủ Congo và 1 VĐV marathon từ Ethiopia sẽ là những thành viên của nhóm VĐV người tị nạn đầu tiên. Đây là lần đầu tiên Ủy ban Olympic quốc tế cho phép người tị nạn tham gia Thế vận hội.

 

6. Nga sẽ không có đội hình đầy đủ tại Olympic này do những cáo buộc doping

Tính đến nay, hơn 110 vận động viên Nga đã bị cấm thi đấu trong Olympic năm nay - và danh sách này có thể sẽ còn tăng lên. Tổ chức Chống Doping Thế giới (Wada) khuyến cáo rằng tất cả các VĐV đều bị cấm, do những cáo buộc về dính dáng đến "chương trình doping".

Trong khi các vận động viên Nga đã đến Rio, hiện vẫn không chắc chắn có bao nhiêu người trong số họ thực sự sẽ được phép tham gia tranh tài. Cho đến nay, các đội cử tạ phải đối mặt với lệnh cấm hoàn toàn, lệnh cấm một phần cũng tác động đến nhóm bơi lội, chèo thuyền & thuyền kayak, đi xe đạp, các môn phối hợp hiện đại, chèo thuyền và đấu vật, gây tức giận sâu sắc cho người Nga.

7. An ninh được thắt chặt với 85.000 binh sĩ và cảnh sát được triển khai

An ninh được thắt chặt cho Olympic Rio 2016. Ảnh: AP

Khoảng 85.000 binh sĩ và cảnh sát sẽ được triển khai – là lực lượng an ninh lớn nhất từng góp mặt cho một sự kiện trong lịch sử Brazil và nhiều gấp 2 lần sự hiện diện của lực lượng an ninh trong Thế vận hội London năm 2012. Đã có những vụ cướp xảy ra với đội tuyển Úc cũng như với VĐV chạy vượt rào Trung Quốc Shi Dongpeng, do đó có vẻ như việc bổ sung lực lượng và các biện pháp an ninh là điều cần thiết.

Tố Quyên (Lược dịch từ Asiaone & Latimes)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Australia chi 5 tỷ USD xây dựng và tân trang các địa điểm tổ chức Olympic Brisbane 2032

Chính phủ Liên bang Australia và chính quyền bang Queensland hôm nay (17/2) thông báo sẽ chi tổng cộng 7,1 tỷ AUD (4,9 tỷ USD) để xây dựng các địa điểm mới và tân trang lại những địa điểm hiện có ở nước này trước năm 2023 để chuẩn bị cho Thế vận hội (Olympic) mùa Hè tại thành phố Brisbane, bang Queensland.

Australia chi 5 tỷ USD xây dựng và tân trang các địa điểm tổ chức Olympic Brisbane 2032
Biến thế vận hội Tokyo trở thành sự kiện thể thao đổi mới nhất từ trước đến nay

Các kỳ Olympic luôn được nhận định là chất xúc tác, cũng như cơ hội giới thiệu cho sự đổi mới của toàn cầu và khi Tokyo đăng cai tổ chức sự kiện vào năm 1964, lần đầu tiên kỳ thế vận hội được tích hợp sử dụng hệ thống vệ tinh để truyền phát hình ảnh trực tiếp cho khán giả toàn cầu, cũng như có sử dụng công nghệ phát lại với hiệu ứng slow-motion.

Biến thế vận hội Tokyo trở thành sự kiện thể thao đổi mới nhất từ trước đến nay
Lễ khai mạc đáng nhớ của Thế vận hội Tokyo 2020

Ngôi sao quần vợt Nhật Bản Naomi Osaka ngày 23/7 đã thực hiện nhiệm vụ thắp sáng đài đuốc ở Sân vận động Quốc gia Nhật Bản, đánh dấu bắt đầu Thế vận hội Tokyo 2020 trong một buổi lễ khai mạc ngắn, tuy bị bao trùm bởi tình hình dịch bệnh phức tạp, song sự kiện vẫn được tôn vinh như một khoảnh khắc của niềm hi vọng toàn cầu.

Lễ khai mạc đáng nhớ của Thế vận hội Tokyo 2020
Return to top