ClockThứ Sáu, 04/10/2019 08:41

Ông Lê Chí Nghệ khẳng định nhà số 59 Hàn Thuyên thuộc quyền sở hữu của gia đình

TTH - Đưa di ảnh 3 người ở nhờ ngôi phủ đã khuất gửi về Tịnh xá Ngọc Hương để hương khói là thiện chí cuối cùng mà gia đình có thể làm. Gia đình không thể cho 1 người lạ tiếp tục ở nhờ trong phủ... Đó là khẳng định của ông Lê Chí Nghệ, trú tại 59 Hàn Thuyên, phường Thuận Thành, TP. Huế.

Ông Lê Quang Tân hoàn toàn có thể thực hiện các quyền của người sử dụng đấtXung quanh việc tranh chấp lối đi chung tại kiệt 252 đường Nguyễn Sinh Cung

Theo hồ sơ đất đai tại phường Thuận Thành, Phủ tại 59 Hàn Thuyên do ông Lê Chí Tuân (ông nội ông Nghệ) tạo lập và xây trước năm 1945

Từ đơn trình báo

Báo Thừa Thiên Huế nhận được đơn của bà Đỗ Phan Diễm Châu (trú tại Đà Nẵng, tạm trú tại 59 Hàn Thuyên) khiếu nại gia đình ông Nghệ đánh, đuổi mẹ con bà ra khỏi nhà tại phủ 59 Hàn Thuyên sau khi chồng bà là ông Phan Hiền mất. Bà và con gái phải tá túc tại công viên Nguyễn Văn Trỗi hơn 1 tháng nay. Theo bà, ngôi phủ này là do Nhà nước quản lý. Trong phủ có 3 hộ gia đình cùng sinh sống tại đây. Việc làm của gia đình ông Nghệ là xúc phạm danh dự, nhân phẩm gia đình bà và xâm phạm chỗ ở của người khác…

Sau khi nhận được đơn trình báo của bà Châu, ngày 24/9, UBND phường Thuận Thành đã tổ chức buổi hòa giải với sự tham dự của các ban ngành, đoàn thể, tổ dân phố 2 (nơi ông Nghệ sinh sống) và 2 gia đình ông Nghệ và bà Châu. Tại buổi hòa giải, ông Nghệ cho rằng không biết bà Châu là ai, chỉ biết bà Châu thỉnh thoảng có ghé về nhà này. Sau khi ông Hiền mất, 2 mẹ con bà Châu quay lại đây ở và dẫn thêm người lạ vào, gây mất an ninh trật tự, ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình ông.

Ông Nghệ khẳng định: Bà Châu không thể ở đây được vì trước đây, ông Trần Ngân (cha chồng của bà Châu) thuê để ở và sau này là ông Hiền (con ông Ngân) tiếp tục ở. Bà Châu không có chung quyền lợi gì như trong đơn bà Châu trình bày.

Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Thiện Nhân, cảnh sát khu vực Công an phường Thuận Thành khẳng định: Việc bà Châu trình báo, gia đình ông Nghệ đánh đập là không có, công an đã có biên bản xác minh. Việc bà Châu cho rằng, bà phải ngủ ở công viên hơn 1 tháng là hoàn toàn không có. Bởi, hàng đêm lực lương bảo vệ dân phố, công an phường thường xuyên tuần tra, kiểm soát. Nếu có người ngủ tại công viên sẽ phát hiện ra và đưa vào trung tâm bảo trợ xã hội…

Tránh ảnh hưởng đến an ninh trật tự

Lật lại hồ sơ đất đai tại phường Thuận Thành, chúng tôi được biết, thửa đất tại 59 Hàn Thuyên thuộc thửa đất 105, tờ bản đồ 21 với diện tích 673,8m2 do ông Lê Chí Nghệ đăng ký sử dụng năm 2007. Thửa đất này nguyên trước đây là do ông nội ông Nghệ là Lê Chí Tuân (Thị lang Bộ Binh-Tiến sĩ triều Nguyễn) tạo lập trước năm 1945 và xây phủ. Theo bản đồ 299 đo vẽ năm 1986 và bản đồ 202 đo vẽ năm 1996 là do bà Phạm Thị So (mẹ ông Nghệ) đăng ký sử dụng.

Trước đây, trên đất phủ có 3 hộ ở thuê, gồm ông Nguyễn Rạng, ông Huỳnh Đình Luyến và ông Trần Ngân. Năm 1990, ông Rạng chuyển lên thượng thành ở. Ông Luyến chuyển ra khỏi mảnh đất này trước năm 1990. Phủ chỉ còn lại hộ ông Ngân thuê ở cho đến nay. Ông Ngân có 2 người con là ông Hiền (đã mất) và ông Trần Văn Phúc (chuyển về nhà vợ).

Ông Nguyễn Quốc Dũng, người làm tổ trưởng tổ dân phố 2 hơn 20 năm nay và cũng là người biết rõ về ngôi phủ này cho biết: Bà Châu về ở với ông Hiền vào khoảng năm 2000. Năm 2005, bà Châu vào Đà Nẵng. Ông Hiền vẫn ở tại ngôi nhà này và mất vào tháng 7/2019. Sau khi ông Hiền mất, bà Châu ra Huế và ở lại tại đây phụ giúp bán bánh canh cho o Tôn ở đường Hàn Thuyên. Khi ông Nghệ không cho bà Châu ở trong phủ nữa, ông đã dẫn bà Châu đến thuê nhà trọ tại 1/51 Đinh Công Tráng. Tuy nhiên, bà Châu có thuê nhà trọ ở đây để ở hay không ông không biết.

Ông Trần Duy Sanh, Chủ tịch UBND phường Thuận Thành thông tin, bà Châu đã bỏ đi hơn 10 năm nay. Hiện, bà Châu không có hộ khẩu thường trú tại phường Thuận Thành. Sau khi sự việc xảy ra, phường đã tổ chức hòa giải, nhưng không thành. Giữa 2 gia đình bà Châu và ông Nghệ không đạt được thỏa thuận. Bà Châu nhất quyết muốn ở lại tại phủ, ông Nghệ không đồng ý cho ở nhờ. Vì vậy, phường đã yêu cầu 2 gia đình giữ gìn an ninh trật tự, tránh gây ảnh hưởng đến bà con xung quanh và hướng dẫn bà Châu gửi đơn đến cấp có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật.

Bài, ảnh: Hải Huế

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bàn giao di vật, kỷ vật cho thân nhân gia đình liệt sĩ

Sáng 15/4, Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh tổ chức Lễ bàn giao di vật, kỷ vật của liệt sĩ cho thân nhân 2 gia đình liệt sĩ tại Thừa Thiên Huế.

Bàn giao di vật, kỷ vật cho thân nhân gia đình liệt sĩ
Lòng biển

“Lòng biển rộng đến chừng nào?”. Khôi vẫn thường hỏi thế mỗi khi lang thang trên bãi biển. Tuy chẳng rõ, nhưng với anh biển mênh mông lắm.

Lòng biển
Không thể “nhỏ hơn”

Ngót nghét cả mấy năm nay nội tôi già ốm. Nội một mình ở quê nên cả nhà tôi thay nhau tối về chăm mệ. Nội vẫn đi lại được nhưng tuổi đã 85 nên biết đâu được “trái gió trở trời”, không thể lường hết mọi chuyện xảy ra ba tôi phải làm ngay lịch phân công để đêm nào cũng có người bên cạnh mệ. Lo ăn sáng cho nội, tôi mới phát hiện ở làng Dã Lê quê tôi nằm cạnh Quốc lộ 1A có một quán cháo gạo lứt cá kho tuyệt ngon. Không chỉ nội mà cha con tôi ăn quen nên ai cũng nghiện.

Không thể “nhỏ hơn”
Khẳng định vai trò mặt trận và các đoàn thể

Nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội (MTTQVN & CĐTCT – XH) là mục tiêu xuyên suốt, thường xuyên liên tục của các cấp ủy đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở.

Khẳng định vai trò mặt trận và các đoàn thể
Ngọn hải đăng

Những lá thư anh viết cho tôi đều trên giấy học trò. Giữa thời buổi điện thoại di động, điện thoại bàn, thậm chí chỉ cần có một chiếc điện thoại thông minh với 4G là có thể nói chuyện, nhắn tin cho nhau. Vậy mà, anh vẫn viết thư cho tôi. Anh giải thích: “Hiện tại trên thế giới, người Pháp vẫn viết thư cho nhau, bởi nhìn mặt chữ như nhìn mặt người. Vả lại, chỉ có chữ viết mới có thể nói hết lời yêu thương”. Anh đã tạo cho tôi một thói quen nhận thư vào mỗi tuần. Chính từ những lá thư anh gởi, tôi mới phát hiện ra rằng, người đưa thư trong xóm tôi vẫn phải đưa thư đúng 7 ngày trong tuần. Anh dùng chiếc bì thư bán ở bưu điện để gởi. Nét chữ của anh cứng rắn khác với tính tình hiền dịu của anh.

Ngọn hải đăng

TIN MỚI

Return to top