Thế giới Thế giới toàn cảnh
Ông Macron kêu gọi công nhận bánh mì Pháp là di sản UNESCO
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã kêu gọi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc UNESCO công nhận món bánh mì Pháp là di sản văn hóa sau khi món pizza nổi tiếng của Italy được vinh danh vào cuối năm ngoái.
- » Hàn Quốc trở thành thành viên của Ủy ban Đa dạng Văn hoá UNESCO
- » UNESCO công nhận đảo Okinoshima Nhật Bản là Di sản Thế giới
- » "Mỹ rút khỏi UNESCO là sự mất mát đối với chủ nghĩa đa phương"
- » Cựu Bộ trưởng Văn hoá Pháp thắng cử tân Tổng giám đốc UNESCO
- » UNESCO hợp tác với Ngân hàng Thế giới thực hiện dự án hỗ trợ giáo dục mầm non ở Nigeria

Theo BBC, Hiệp hội làm bánh Pháp đang xúc tiến gửi hồ sơ tới UNESCO nhằm thông qua việc công nhận bánh mì Pháp nổi tiếng (còn gọi là baguette) trở thành di sản văn hóa thế giới. Chiến dịch được Tổng thống Pháp Macron ủng hộ nhiệt liệt. Ông cho rằng cả thế giới dường như "ghen tị" với nước Pháp vì sở hữu món bánh mì dài nổi tiếng.
Hiệp hội làm bánh Pháp đã được truyền cảm hứng để nộp đơn tới UNESCO sau khi món pizza Napoli của Italy được tổ chức này công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể vào cuối năm ngoái. Ủy ban Bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể họp hàng năm để đánh giá các hồ sơ đề cử từ khắp nơi trên thế giới với mục tiêu bảo vệ những giá trị truyền thống quý báu không bị mai một do toàn cầu hóa.
Với người Pháp, bánh mì được coi là một tác phẩm nghệ thuật. Sự khác biệt của những chiếc baguette với phần còn lại của thế giới không chỉ nằm ở cái tên và hình dáng dài đặc trưng mà còn ở công thức và nguyên liệu. Ông Macron chia sẻ trên một bản tin phát thanh rằng sự xuất sắc và kỹ năng làm bánh mì Pháp cần phải được bảo tồn, vì thế nó nên được công nhận là di sản.
Các nhà làm bánh Pháp đồng thời lên tiếng quan ngại về chất lượng của các sản phẩm bánh mì Pháp sản xuất hàng loạt trên thị trường, ở các siêu thị. Họ cho rằng những sản phẩm như vậy đang phá hủy giá trị văn hóa ẩm thực của bánh mì Pháp.
Kể từ năm 1993, Pháp đã công bố luật bảo hộ với bánh baguette truyền thống. Chúng chỉ được phép bao gồm 4 nguyên liệu chính bột mì, nước, men và muối cùng những quy định riêng về quá trình chế biến.
Ngoài bánh pizza Italy, các món ăn và môn nghệ thuật đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể UNESCO còn bao gồm bộ môn Yoga của Ấn Độ, điệu nhảy Flamenco của Tây Ban Nha, hát Opera của Tây Tạng (Trung Quốc), văn hóa bia Bỉ và bánh gừng Croatia.
Theo Dân Trí
- GMS thịnh vượng - thách thức và cơ hội cho tương lai (20/04)
- Vườn thú Quốc gia Singapore mở tour đi bộ đêm (20/04)
- Ngủ... dưới biển ở quốc đảo thiên đường Maldives (20/04)
- Tân chủ tịch Cuba cam kết bảo vệ thành quả Cách mạng và hiện đại hóa kinh tế (20/04)
- Máy báy chở 139 người gặp sự cố và trượt khỏi đường băng (20/04)
- ADB lo ngại hệ quả của công nghệ mới đối với việc làm tại Lào (20/04)
- Đại sứ Phạm Quang Vinh chúc Tết Đại sứ quán Lào dịp Tết cổ truyền (20/04)
- Sập tháp truyền hình cao 600m ở Mỹ, nhiều người thương vong (20/04)
-
GMS thịnh vượng - thách thức và cơ hội cho tương lai
- Vườn thú Quốc gia Singapore mở tour đi bộ đêm
- Tân chủ tịch Cuba cam kết bảo vệ thành quả Cách mạng và hiện đại hóa kinh tế
- Máy báy chở 139 người gặp sự cố và trượt khỏi đường băng
- Đại sứ Phạm Quang Vinh chúc Tết Đại sứ quán Lào dịp Tết cổ truyền
- Sập tháp truyền hình cao 600m ở Mỹ, nhiều người thương vong
- Cuba ở thời khắc chuyển giao lịch sử
- Vấn đề chống khủng bố: Thái Lan thừa nhận khả năng IS xâm nhập
- Việt Nam, Hàn Quốc thảo luận tăng cường hợp tác tài chính
- Nepal: Tỷ lệ việc làm dẫn đầu khu vực Nam Á
-
ADB dự báo tốc độ tăng trưởng vững chắc ở châu Á Thái Bình Dương
- Liên đoàn Arab lấy làm tiếc về tình hình Syria
- Cộng đồng quốc tế lên tiếng về quyết định tấn công Syria của Mỹ
- Ngoại trưởng Trung Quốc thăm Nhật Bản nhằm cải thiện quan hệ 2 nước
- ASEAN cần nỗ lực giải quyết các thách thức về an ninh
- Số ca tử vong do ô nhiễm không khí ở Trung Quốc tiếp tục tăng cao
- Việt Nam, Hàn Quốc thảo luận tăng cường hợp tác tài chính
- Nepal: Tỷ lệ việc làm dẫn đầu khu vực Nam Á
- Đức-New Zealand thảo luận về các mối đe dọa trật tự thế giới
- Số người dùng Facebook bị xâm nhập dữ liệu lớn hơn 87 triệu người