ClockThứ Hai, 29/06/2015 10:58

Ông Nguyễn Viết Dũng yêu cầu trả lại đất là không có cơ sở

TTH - Ông Nguyễn Viết Dũng ở thôn Hưng Long, xã Phong Hiền, huyện Phong Điền gửi đơn khiếu nại về việc thửa đất của gia đình ông nay thuộc sự quản lý của chính quyền địa phương. Sau khi nhận đơn, Báo Thừa Thiên Huế đã chuyển nội dung ông khiếu nại đến UBND huyện Phong Điền. Ngày 15/6, UBND huyện có Công văn số 115/UBND-TTr về việc trả lời đơn của ông.

Nội dung công văn cho biết, UBND huyện đã giao Phòng Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) kiểm tra, xác minh các nội dung nêu trong đơn; đồng thời, 3 lần mời ông Dũng đến làm việc, xác minh hiện trạng thửa đất nhưng ông không đến, vụ việc vì thế kéo dài, chưa giải quyết được.

Ngày 1/7/2014, theo giấy mời của UBND huyện, ông Dũng đã đến làm việc và kiểm tra hiện trạng sử dụng đất. Ông cam kết sẽ cung cấp cho Phòng TN&MT huyện bản đồ thửa đất T.460 hoặc T465 tờ bản đồ số 5, nhưng đến ngày 6/8/2014, ông Dũng chỉ cung cấp bản sao biên bản làm việc về đất đai do UBND xã Phong Hiền lập ngày 11/4/1998 giải quyết tranh chấp thửa đất ở vị trí khác, không liên quan đến vị trí đất đề cập trong đơn.
Quá trình cơ quan chức năng huyện kiểm tra hồ sơ đất đai trước đây, xác minh thực địa và lấy ý kiến các hộ sống lâu năm tại thôn Hưng Long cho thấy: Tờ bản đồ số 5 ở xã Phong Hiền theo Chỉ thị 299/TTg không thuộc thôn Hưng Long mà thuộc thôn Truông Cầu. Trong bản đồ và sổ mục kê chỉ thể hiện 2 thửa đất, gồm thửa đất số 01, diện tích 20.000m2, loại đất sông suối. Thửa đất số 2, diện tích 70.000m2, loại đất cát. Cả hai thửa đất đều do UBND xã quản lý.
Theo nội dung đơn ghi ngày 24/11/1997 của ông Dũng xin xây dựng lại nhà thờ họ Nguyễn thì ông Lê Hẹ- Đội trưởng Đội sản xuất độc lập có xác nhận “Tại xứ đồng Miếu Hội trước có nhà thờ họ Nguyễn”. Tuy nhiên, qua kiểm tra, xác minh thì tại xứ đồng Miếu Hội từ trước đến nay không có nền móng cũ hay nhà thờ họ Nguyễn.
Công văn của UBND huyện Phong Điền cũng cho biết, kiểm tra các hồ sơ (bản đồ 299, sổ mục kê, sổ đăng ký ruộng đất) cho thấy không có dấu hiệu làm giả hồ sơ để chiếm đoạt đất của gia đình ông Dũng.
Trước đó (ngày 26/8/2014), UBND huyện có Thông báo số 204/TB-UBND về việc trả lời nội dung đơn của ông Nguyễn Viết Dũng với nội dung không công nhận đơn kiến nghị của ông; đồng thời đã báo cáo UBND tỉnh về nội dung vụ việc. Ngày 20/12/2014 và ngày 18/3/2015, ông Dũng tiếp tục có đơn khiếu nại gửi UBND huyện. Thanh tra huyện đã có buổi làm việc để giải thích, hướng dẫn và yêu cầu ông Dũng cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại nhưng ông không cung cấp được. Căn cứ khoản 2, Điều 6, Thông tư số 07/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh; điểm a, khoản 3, Điều 3 Quyết định số 26/2014/QĐ-UBND tỉnh thì đơn khiếu nại của ông Dũng không đủ điều kiện thụ lý. Như vậy, từ khi tiếp nhận đơn của ông Dũng, UBND huyện đã giải quyết theo đúng trình tự thủ tục về quy trình giải quyết đơn thư. Việc ông Dũng yêu cầu trả lại đất cho gia đình ông là không có cơ sở.
Báo Thừa Thiên Huế sẽ tiếp tục tìm hiểu và trở lại vấn đề này khi có thông tin mới.
Tổ Bạn đọc
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Để đường tranh bích họa “sống” cùng thời gian

Những bức tranh bích họa dọc theo nhiều tuyến đường ở Huế được coi là địa điểm check in hấp dẫn, thu hút nhiều du khách và giới trẻ. Song, theo thời gian, những hình ảnh sống động, đẹp mắt, độc đáo và ý nghĩa ấy đã hoen ố, một số bức bị xuống cấp, bôi bẩn, mốc meo.

Để đường tranh bích họa “sống” cùng thời gian
Sẽ có, nhưng chưa biết… ngày nào

Qua quan sát, diện chưa rộng lắm nhưng tôi đã “lờ mờ” nhận ra xu hướng tiêu dùng thân thiện với môi trường (thường được gọi là xu hướng tiêu dùng xanh) đang dần hiện hữu và được coi trọng, nó không ở chỗ này thì ở chỗ kia. Xu hướng này chỉ có được khi đi cùng với nhận thức và những lĩnh vực tiêu dùng văn minh.

Sẽ có, nhưng chưa biết… ngày nào
Buồn vui chuyện… rác

“Xanh, sạch, sáng” không chỉ là khẩu hiệu mà đã trở thành nhu cầu, nguyện vọng chung của cả cộng đồng xứ Huế. Nó đã đi vào đời sống và đang dần tạo thành thói quen tự giác nơi mỗi thành viên…

Buồn vui chuyện… rác
Đầu tư đã quan trọng, giữ gìn càng quan trọng hơn

Suy cho cùng, ý thức người dùng mới là quan trọng nhất. Nhưng nói ý thức chung chung thì khó quá, còn làm thế nào để buộc mọi người phải có ý thức trong cái sự xử lý "đầu ra" tế nhị và nhạy cảm kia thì lại là câu hỏi không hề dễ.

Đầu tư đã quan trọng, giữ gìn càng quan trọng hơn

TIN MỚI

Return to top