ClockThứ Ba, 26/09/2017 15:13

Ông Phạm Hữu Bá không thuộc trường hợp được cấp sổ bảo hiểm xã hội

TTH - Báo Thừa Thiên Huế nhận được đơn của ông Phạm Hữu Bá, trú tại 12/93 Đặng Văn Ngữ, phường An Đông, TP. Huế phản ánh về việc Sở Văn hóa Thông tin tỉnh (nay là Sở Văn hóa và Thể thao) không giải quyết chế độ bảo hiểm cho ông khi ông nghỉ việc.

Theo trình bày của ông Bá, năm 1976, ông được nhận vào Ty Thông tin Văn hóa Bình Trị Thiên công tác. Năm 1981, ông bị kỷ luật buộc thôi việc trong 1 năm. Sau đó, giảm xuống còn 3 tháng. Từ đó, ông tiếp làm cộng tác viên chuyên nghiệp và lấy chuyên môn để sống như: vẽ phông cải lương, cinema, trang trí hội diễn, hội thảo… Đến ngày chia tách tỉnh Bình Trị Thiên (năm 1989), ông tiếp tục được Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp nhận lại làm việc tại Nhà Văn hóa trung tâm (nay là Trung tâm Văn hóa-thông tin tỉnh). Cuối năm 1999, ông tự bỏ việc nghỉ do ốm đau. Nay, Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế không giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho ông…

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, tại sổ lao động do ông Bá cung cấp thì thời gian làm việc của ông Bá chỉ đến tháng 7/1980 và cũng không cung cấp được giấy tờ nào cho biết là Sở Văn hóa Thông tin tiếp nhận ông làm việc lại. Tại giấy xác nhận của nhiều nhân chứng thời kỳ đó đã xác nhận cho ông Bá có làm việc, nhưng ít người cho biết thời gian cụ thể là khi nào. Một vài nhân chứng xác nhận cho ông Bá làm việc đến năm 1981, 1982 và 1989…

Tháng 11/2006, ông Bá chính thức có đơn khiếu nại đến Sở Văn Hóa Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế. Tại văn bản số 887/VHTT-TTr ngày 27/11/2006 do ông Nguyễn Xuân Hoa, Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin tỉnh trả lời ông Bá đã khẳng định: Năm 1981, ông Bá đã có quyết định buộc thôi việc (theo trình bày của ông Bá, không có quyết định kèm theo). Từ khi nhận quyết định đến năm 2006 là gần 25 năm, nhưng ông không khiếu nại. Theo quy định của luật khiếu nại, tố cáo đã sửa đổi bổ sung năm 2004 và 2005 thì thời hiệu khiếu nại đã hết, do đó Sở Văn hóa Thông tin không thụ lý giải quyết.

Mặc dù không thụ lý giải quyết, nhưng Sở Văn hóa Thông tin cũng đã trả lời cho ông Bá rõ về chế độ chính sách. Theo đó, điều 6 của “Điều lệ về kỷ luật lao động trong các xí nghiệp, cơ quan Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 195/Cp ngày 31/12/1964 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quy định: “Người bị kỷ luật buộc thôi việc không được hưởng trợ cấp thôi việc. Tuy nhiên, trong trường hợp đương sự có một quá trình cống hiến hoặc có nhiều khó khăn về đời sống thì xí nghiệp, cơ quan có thể xem xét, giúp đỡ một khoản tiền; số tiền này nhiều hay ít là tùy thuộc vào thời gian công tác hoặc hoàn cảnh khó khăn của đương sự, nhưng nhiều nhất không được quá 2 tháng lương, kể cả các khoản phụ cấp và trợ cấp thường xuyên, nếu có”. Qua đó, Sở Văn hóa Thông tin tỉnh khẳng định việc ông Bá không được hưởng trợ cấp thôi việc là đúng quy định của pháp luật.

Liên quan đến hồ sơ, lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh cho biết, theo trình bày của ông Bá, sau khi có quyết định thôi việc, đến năm 1999, ông Văn Đình Thanh, nguyên Trưởng phòng Tổ chức Sở Văn hóa thông tin tỉnh đã trả lại sổ lao động và một số giấy tờ liên quan (mặc dù năm 1997, ông Thanh đã chuyển về công tác ở Bảo tàng Tổng hợp- nay là Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng). Như vậy, vụ việc kỷ luật ông Bá đã xảy ra từ năm 1981 đến nay đã 36 năm, bộ máy sở đã qua nhiều lần thay đổi về công tác tổ chức, giao nhận hồ sơ, chia tách tỉnh Bình Trị Thiên thành các tỉnh mới cũng như qua thời kỳ 5 giám đốc và nhiều người phụ trách công tác tổ chức cán bộ, quản lý hồ sơ…, do vậy hồ sơ của ông Bá đã không còn lưu tại Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh.

Được biết, trước đó, Sở VH-TT&DL đã có Công văn số 316/SVHTTDL-TTr ngày 17/3/2011 và Công văn số 280/SVHTTDL-TTr ngày 26/2/2013 trả lời những thắc mắc của ông Bá. Căn cứ điểm 11 Thông tư số 19/2008/TT-BLĐTBXH ngày 23/9/2008 của Bộ Lao động Thương bình và Xã hội về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTB&XH cũng như Công văn số 513/BHXX-KT của Bảo hiểm Xã hội tỉnh thì ông Bá không thuộc đối tượng được cấp sổ bảo hiểm xã hội.

Điểm 11, khoản 8 Thông tư số 19/2008/TT-BLĐTBXH quy định: Người lao động làm việc thuộc khu vực Nhà nước, nghỉ chờ việc từ ngày 1/11/1987 đến trước ngày 1/1/1995 do doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức không sắp xếp, bố trí việc làm, chưa nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần, tính đến ngày 31/12/1994 vẫn còn tên trong danh sách lao động của đơn vị và có quyết định nghỉ chờ việc (không bao gồm người bị kỷ luật buộc thôi việc hoặc tự ý bỏ việc, bị phạt tù giam trước ngày 1/1/1995, ra nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài không hợp pháp) nếu chưa được cấp sổ thì được tổ chức bảo hiểm xã hội cấp sổ bảo hiểm xã hội…”

Hải Huế

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế năm sau cao hơn năm trước

Sau 15 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 38 của Ban Bí thư về “đẩy mạnh công tác Bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”, sáng 16/4 Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức hội nghị trực tuyến với các điểm cầu trong nước nhằm đánh giá những kết đạt được cũng như những tồn tại hạn chế, bài học kinh nghiệm để đạt kết quả tốt hơn trong thời gian tới.

Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế năm sau cao hơn năm trước
Ngăn “làn sóng” rút bảo hiểm xã hội một lần

2 tháng đầu năm 2024 toàn tỉnh có gần 2.000 người làm thủ tục rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần; riêng tháng 2/2024 có gần 900 người, tăng 10,7% so với tháng trước. Đây là thực trạng đáng lo ngại, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động (NLĐ) mà còn ảnh hưởng chính sách an sinh xã hội trên địa bàn.

Ngăn “làn sóng” rút bảo hiểm xã hội một lần
Triển khai giải pháp nâng tỷ lệ người tham gia bảo hiểm

Sáng 18/1, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2024. Tham dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; đại diện các sở, ban ngành và các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn.

Triển khai giải pháp nâng tỷ lệ người tham gia bảo hiểm
HẠN CHẾ RÚT BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN:
Linh hoạt các phương thức truyền thông

Ảnh hưởng của dịch COVID-19 và sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn nên khá nhiều người lao động (NLĐ) phải nghỉ việc và chưa có cơ hội trở lại làm việc sau 1 năm, nên số người đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần trong năm 2023 tăng đột biến. Xung quanh vấn đề này, Thừa Thiên Huế Cuối tuần đã có cuộc trao đổi với Giám đốc BHXH tỉnh - ông Nguyễn Viết Dũng.

Linh hoạt các phương thức truyền thông
Return to top