Thế giới Thế giới
OPCW khẳng định IS sử dụng khí mù tạt ở Iraq
TTH.VN - Các chiến binh Hồi giáo IS đã tấn công các lực lượng người Kurd ở Iraq bằng khí mù tạc trong năm ngoái - vụ sử dụng vũ khí hoá học đầu tiên được phát hiện tại Iraq kể từ sự sụp đổ của chế độ Saddam Hussein, hãng tin Reuters dẫn lời một nhà ngoại giao cho biết ngày hôm qua (15/2), sau các xét nghiệm của cơ quan giám sát vũ khí hóa học toàn cầu.
![]() |
Một chuyên gia của OPCW đang thu thập mẫu thử. Ảnh: Ynetnews |
Một nguồn tin từ Tổ chức cấm vũ khí hóa học (OPCW) khẳng định rằng, các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm đã cho kết quả dương tính với mù tạt lưu huỳnh, sau khi khoảng 35 dân quân người Kurd có triệu chứng ngộ độc trên chiến trường hồi cuối tháng 8 năm ngoái.
OPCW sẽ không xác định người sử dụng các tác nhân hóa học, nhưng một nhà ngoại giao giấu tên cho biết, kết quả cho thấy vũ khí hóa học đã được sử dụng bởi các chiến binh cực đoan Nhà nước Hồi giáo.
Các mẫu thử được thực hiện sau khi các binh sĩ bị bệnh trong cuộc chiến chống IS ở tiểu bang phía tây nam của Erbil, thủ phủ của khu vực người Kurd tự trị ở Iraq.
Hồi tháng 10/2015, OPCW cũng đã xác nhận khí mù tạt được sử dụng ở nước láng giềng Syria. Lực lượng IS đã tuyên bố "đế chế Hồi giáo" trong lãnh thổ mà chúng kiểm soát ở cả Iraq và Syria và không công nhận biên giới.
Vấn đề này dự kiến sẽ được đưa ra tại cuộc họp tiếp theo của Hội đồng điều hành gồm 41 thành viên của OPCW trong tháng tới, một quan chức cho biết.
Nếu IS thực sự sử dụng vũ khí hóa học, thì các chuyên gia hiện vẫn chưa nắm được nhóm này thu giữ vũ khí khoá học bằng cách nào, và liệu chúng có khả năng tiếp cận thêm nhiều nguồn nữa hay không. Trong khi đó, một nhà ngoại giao giấu tên khác cho rằng, kho dự trữ của Syria có thể là một nguồn khai thác khí mù tạc được sử dụng tại Iraq. Điều đó có nghĩa là Damascus đã không tiết lộ đầy đủ chương trình vũ khí hóa học của mình, vốn đã bị tháo dỡ dưới sự giám sát quốc tế trong năm 2013-2014, nhà ngoại giao này cho biết.
Các quan chức Syria không thể ngay lập tức đưa ra bình luận, nhưng phủ nhận vẫn còn bất cứ phần nào trong kho dự trữ của đất nước chưa bị phá huỷ.
Syria đồng ý từ bỏ kho vũ khí hóa học của nó sau khi hàng trăm người thiệt mạng trong một cuộc tấn công bằng khí độc Sarin ở ngoại ô Damascus vào năm 2013. Các nước phương Tây cáo buộc vụ tấn công này của chính phủ Tổng thống Bashar al-Assad, mặc dù phía Tổng thống Assad kiên quyết phủ nhận điều đó.
Khí mù tạt từng được sử dụng trong Thế chiến thứ nhất, gây ra những vết bỏng hóa học trên da, mắt và phổi, và có thể gây chết người, khiến nạn nhân tàn tật, gây ung thư hoặc mù vĩnh viễn.
Tố Quyên (Lược dịch từ Reuters & Abcnews)
- Châu Á: Nhiều doanh nghiệp chuyển sang bao bì có thể ăn được (11/04)
- Ít nhất 7 người thiệt mạng do động đất mạnh ngoài khơi Indonesia (11/04)
- Mất cân bằng về vaccine COVID-19 giữa nước giàu và nước nghèo (10/04)
- Singapore là nước đầu tiên phê chuẩn hiệp định RCEP (10/04)
- Hoàng thân Philip, chồng Nữ hoàng Anh Elizabeth đệ Nhị qua đời (10/04)
- IMF với các đề xuất khắc phục làn sóng phá sản doanh nghiệp vừa và nhỏ (10/04)
- Thổ Nhĩ Kỳ tìm nguồn cung ứng sản phẩm, linh kiện điện tử từ Việt Nam (09/04)
- Dại dịch COVID-19 để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng (09/04)
-
Châu Á: Nhiều doanh nghiệp chuyển sang bao bì có thể ăn được
- Ít nhất 7 người thiệt mạng do động đất mạnh ngoài khơi Indonesia
- Thủ tướng Nhật Bản hoàn thành tiêm vaccine Covid-19, chuẩn bị gặp Tổng thống Mỹ
- Singapore chấp nhận hộ chiếu vaccine kỹ thuật số từ tháng tới
- COVAX đặt mục tiêu triển khai vaccine Covid-19 tại hơn 100 nước trong vài tuần tới
- Canada và ASEAN đẩy mạnh quan hệ hợp tác
- Mỹ, Pháp, Nhật gồng mình chống dịch, Anh bắt đầu kế hoạch mở cửa kinh tế
- Bloomberg: Nền kinh tế thế giới có nguy cơ “phân kỳ nguy hiểm”
- Ùn tắc giao thông tại kênh đào Suez đã hoàn toàn được giải tỏa
- Từ sự cố ở kênh đào SUEZ nghĩ đến tầm quan trọng của vận tải biển đối với thương mại toàn cầu
-
Thủ tướng Nhật Bản hoàn thành tiêm vaccine Covid-19, chuẩn bị gặp Tổng thống Mỹ
- Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ vận động chống kỳ thị với người gốc Á
- Việt Nam kêu gọi tăng nỗ lực thực hiện hiệp định hòa bình tại Mali
- Ai Cập: Giao thông hàng hải dọc kênh đào Suez 'tuyệt đối an toàn'
- Philippines quan tâm đến việc gia nhập hiệp định CPTPP
- COVAX đặt mục tiêu triển khai vaccine Covid-19 tại hơn 100 nước trong vài tuần tới
- IMF với các đề xuất khắc phục làn sóng phá sản doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Singapore chấp nhận hộ chiếu vaccine kỹ thuật số từ tháng tới
- Hội nghị Quan chức cao cấp ASEAN
- Canada và ASEAN đẩy mạnh quan hệ hợp tác