ClockThứ Tư, 20/02/2019 14:11

Phá “thế” mạnh ai nấy làm

TTH - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ví tài nguyên du lịch trong khu vực miền Trung – Tây Nguyên như viên ngọc thô chưa được mài giũa khi phát biểu tại hội nghị.

An toàn cho Hội nghị “Phát triển du lịch miền Trung và Tây Nguyên”

Hơn 700 đại biểu tham dự. Hơn 30 kiến nghị đã được đề đạt với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành... Quyết định chủ trương đầu tư đã được trao cho 18 dự án của nhà đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký là 28.123 tỷ đồng. 4 biên bản hợp tác chiến lược; một số lượng lớn các cuộc tiếp xúc giữa các địa phương và doanh nghiệp nhằm tìm kiếm các cơ hội liên kết kinh doanh và đầu tư là thành quả của Hội nghị Phát triển du lịch miền Trung - Tây Nguyên vừa diễn ra tại Huế. Xét về ý nghĩa marketing, đây có lẽ là cuộc chào hàng và kết nối có hiệu quả nhất trong lĩnh vực này trong phạm vi vùng – bao gồm 19 tỉnh, thành phố kể từ trước đến nay.

Nhưng vượt lên những con số cụ thể và những hợp tác ký kết, ghi nhớ đã được thực hiện, vấn đề quan trọng nhất là với cuộc cùng nhau ngồi lại trong một diễn đàn chung, các tỉnh trong khu vực miền Trung – Tây Nguyên đã cùng nhau đứng trước một cơ hội mở. Hơn thế, đó là hướng đến việc cùng nhau phát huy được tiềm năng, thế mạnh trong việc kết nối và chia sẻ để cùng nhau đi xa hơn.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ví tài nguyên du lịch trong khu vực miền Trung – Tây Nguyên như viên ngọc thô chưa được mài giũa khi phát biểu tại hội nghị. Bên cạnh đó là những nhận xét, đánh giá của các nhà quản lý, các chuyên gia hàng đầu về việc làm thế nào để phát huy được tiềm năng và tài nguyên vẫn chưa thực sự được tỏa sáng, dù đã có không ít những diễn đàn, hội nghị, các chương trình du lịch – dịch vụ được ký kết và đưa vào triển khai trong những năm qua. Luận giải, đồng thời chỉ ra điểm yếu của vấn đề này, PGS-TS. Nguyễn Đình Thiên – nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam -  một lần nữa trải lòng về cái “mạnh” nhất, đồng thời cũng là “tử huyệt” đẩy du lịch trong khu vực ở trong thế co cụm, phát triển cục bộ là tình trạng mạnh ai nấy làm. Đó cũng là nhìn nhận về một xu hướng tất yếu để phát triển về du lịch trong khu vực của TS. Trần Du Lịch – thành viên tổ tư vấn kinh tế của Chính phủ - là phải phát triển du lịch theo vùng chứ không phải theo điểm.

Đây cũng chính là mục tiêu được hướng đến của khu vực mà Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ đã nhấn mạnh về sự cam kết sẽ không ngừng nỗ lực cải thiện môi trường du lịch, xây dựng dịch vụ du lịch thông minh, đồng thời cam kết đẩy mạnh liên kết trong việc phát triển quy hoạch, kết nối hạ tầng; phát huy giá trị văn hóa di sản, thích ứng biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến và quảng bá du lịch; đặc biệt chú trọng xây dựng chuỗi sản phẩm du lịch đặc thù, tạo ra sự gắn kết giữa các địa phương với mục tiêu phát triển du lịch bền vững… trong phát biểu khai mạc. "Chúng ta không thể thống nhất suy nghĩ của mọi người, nhưng có thể thống nhất mọi người qua một mục tiêu chung" từ đó, tạo bước đột phá, chuyển từ du lịch điểm (từng địa phương) sang vùng”

Minh Hà

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sống hưởng thụ và chi tiêu cho trải nghiệm của con người ngày càng cao, chính vì vậy thay vì du lịch đơn thuần, nhiều người lựa chọn hình thức du lịch nghỉ dưỡng kết hợp cùng các hoạt động chăm sóc sức khỏe. Đây là cơ hội cho du lịch Huế.

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng
Du lịch và lữ hành sẽ phá vỡ mọi kỷ lục trong năm 2024

Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới (WTTC) vừa dự báo một năm phá vỡ kỷ lục đối với lĩnh vực du lịch và lữ hành trong năm 2024, với mức đóng góp cho nền kinh tế toàn cầu sẽ đạt mức cao nhất mọi thời đại là 11,1 nghìn tỷ USD.

Du lịch và lữ hành sẽ phá vỡ mọi kỷ lục trong năm 2024
Return to top