ClockThứ Năm, 10/05/2018 14:58

Phải cắt hàng loạt điều kiện kinh doanh giáo dục

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất bãi bỏ hàng loạt điều kiện kinh doanh như thành lập trường phải phù hợp quy hoạch, “đủ nguồn lực tài chính”, hay “đủ đồ dùng cá nhân cho mỗi trẻ em”, “thuận lợi cho trẻ em đến trường”…

Ảnh minh họa

Theo phương án của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhiều điều kiện kinh doanh (ĐKKD) trong hai Nghị định Nghị định số 73/2012/NĐ-CP và Nghị định số 46/2017/NĐ-CP sẽ được cắt giảm, đơn giản hoá.

Theo đó, tổng số ĐKKD hiện là 212, Bộ đề nghị bãi bỏ 81 điều kiện, đơn giản hóa 29 điều kiện. Như vậy, tổng số ĐKKD đề nghị cắt giảm, đơn giản hóa là 110 (chiếm 51,9%).

Bỏ nhiều điều kiện chung chung, không hợp lý

Cụ thể, với Nghị định số 46/2017/NĐ-CP, Bộ đề xuất cắt giảm 72 ĐKKD, đơn giản hóa 22 ĐKKD. Trong đó, bãi bỏ các điều kiện về đề án thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ, tiểu học, THCS, THPT, trung tâm ngoại ngữ, tin học "phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương". Vì theo Luật Quy hoạch năm 2017 thì không còn quy hoạch mạng lưới cơ sở này.

Đồng thời, Bộ đề nghị bỏ điều kiện hoạt động là “có quyết định về việc thành lập hoặc cho phép thành lập trường”. “Việc có quyết định thành lập hay không cơ quan cho phép hoạt động phải biết”, Bộ Giáo dục và Đào tạo lý giải.

Đồng thời bỏ quy định các trường phải có “có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu” vì không cần thiết, chỉ cần đạt tiêu chuẩn và bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục là đủ.

Bộ đề nghị bỏ điều kiện “có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục”  vì quy định chung chung, hình thức, không có tiêu chí xác định rõ.

Riêng với giáo dục mầm non, Bộ đề nghị bỏ quy định “Đề án thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường; tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển”. Lý do là  nội dung đề án đã được quy định rất cụ thể trong thành phần hồ sơ thành lập.

Đồng thời bỏ điều kiện “được đặt tại khu dân cư phù hợp quy hoạch chung, thuận lợi cho trẻ em đến trường” vì khó để xác định trên thực tế; ngoài ra, nên để nhà đầu tư được lựa chọn địa điểm xây dựng trường phù hợp với điều kiện và nhu cầu của mình.

Đề nghị bỏ điều kiện “Có quy chế tổ chức và hoạt động của trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ” vì không cần thiết, quy định này mang tính hình thức và không có quy định cụ thể về nội dung quy chế.

Riêng với đều kiện thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập, hiện nay phải đáp ứng điều kiện “đáp ứng nhu cầu gửi trẻ em của các gia đình”. Bộ đề nghị bỏ quy định này vì không cần thiết, khó xác định.

Đề nghị bỏ điều kiện “đủ đồ dùng cá nhân cho mỗi trẻ em” vì không cần thiết, nhà trường không có trách nhiệm phải trang bị đồ dùng cá nhân cho trẻ em.

Tuy nhiên, Bộ vẫn giữ lại điều kiện “trang thiết bị đối với một nhóm trẻ độc lập gồm có chiếu hoặc thảm cho trẻ em ngồi chơi, giường nằm, chăn, gối, màn cho trẻ em ngủ, dụng cụ đựng nước uống, giá để đồ chơi, giá để khăn và ca, cốc cho trẻ em, có đủ bô đi vệ sinh cho trẻ em dùng và một ghế cho giáo viên”.

Với điều kiện để trường trung học hoạt động, bỏ quy định “có chương trình giáo dục và tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định phù hợp với mỗi cấp học”. Lý do là vì không cần thiết, nhà trường bắt buộc phải thực hiện theo chương trình do Bộ ban hành.

Với trung tâm tin học, ngoại ngữ, Bộ bỏ điều kiện “số lượng giáo viên phải bảo đảm tỷ lệ trung bình không quá 25 học viên/1 giáo viên/ca học”, và có “phòng làm việc cho bộ máy hành chính theo cơ cấu tổ chức của trung tâm để phục vụ công tác quản lý, đào tạo”, “có thư viện, cơ sở thí nghiệm, thực tập, thực hành và các cơ sở vật chất khác đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo và hoạt động khoa học công nghệ”. Theo Bộ, nên để nhà đầu tư có quyền chủ động trong việc quyết định quy mô, tính chất đầu tư trên những quy định tối thiểu.

Về điều kiện để trường đại học hoạt động đào tạo, Bộ bỏ điều kiện “đất đai”, “cơ sở vật chất, thiết bị”, địa điểm xây dựng trường vì đã được quy định trong điều kiện thành lập trường. Đồng thời, đề nghị bỏ điều kiện đội ngũ giảng viên cơ hữu và cán bộ quản lý đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, “đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu” vì không cần thiết.

Bỏ quy định đầu tư ít nhất 150 triệu đồng/sinh viên

Với Nghị định số 73/2012/NĐ-CP về cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài, Bộ đề nghị bỏ quy định dự án đầu tư thành lập cơ sở giáo dục đại học phải có suất đầu tư ít nhất là 150 triệu đồng/sinh viên.

Đồng thời, bỏ quy định “cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký hoạt động từ hai mươi năm trở lên tại Việt Nam phải có kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất của cơ sở giáo dục và phải được UBND cấp tỉnh đồng ý về việc giao đất hoặc cho thuê đất để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất”.

Cùng với đó, không quy định điều kiện về 5 năm kinh nghiệm đối với giáo viên là người nước ngoài giảng dạy tại cơ sở đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn, cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông.

Bộ cũng đề xuất không quy định điều kiện cấp giấy chứng nhận đầu tư riêng đối với từng loại hình cơ sở giáo dục; không quy định điều kiện cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án đầu tư mở phân hiệu của cơ sở giáo dục…

Bộ nêu rõ, căn cứ phương án đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa các quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh, các đơn vị thuộc Bộ tổ chức triển khai soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật hoặc nghiên cứu, kiến nghị, trình cấp có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật theo đúng quy trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật.

Trong quá trình soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, các đơn vị cần tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của cá nhân, tổ chức có liên quan để đảm bảo việc cắt giảm, đơn giản hóa các quy định về điều kiện đâu tư kinh doanh không làm phát sinh thêm các điều kiện khác.

Theo Chinhphu.vn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ

Làm gì để giữ gìn văn hóa Huế trong dòng chảy cuộc sống hôm nay? Đó là nỗi trăn trở của những người yêu Huế. Muốn giữ gìn, phát huy, lan tỏa thì phải chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục đối với mọi tầng lớp nhân dân, trong đó phải kể đến đối tượng học sinh – sinh viên đang học tập, sinh hoạt trong mỗi trường học.

Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ
1.000 học sinh, sinh viên tham gia tìm hiểu về tài chính

“Hiểu biết về tài chính” là cuộc thi được Vụ Truyền thông Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp tổ chức cho học sinh Trường tiểu học Thủy Biều và sinh viên Trường đại học Khoa học - Đại học Huế trong ngày 5/4. Chương trình thu hút hơn 1.000 học sinh, sinh viên tham gia.

1 000 học sinh, sinh viên tham gia tìm hiểu về tài chính
Nếu không thay đổi, chúng ta sẽ tụt lại phía sau

Chuyên gia giáo dục toàn cầu Tô Thụy Diễm Quyên (1 trong 20 người đầu tiên trên thế giới được Microsoft công nhận là chuyên gia giáo dục toàn cầu - người sáng lập Diễn đàn Giáo dục sáng tạo Việt Nam) mới đây đã có cuộc trò chuyện với phóng viên Báo Thừa Thiên Huế xung quanh những vấn đề về giáo dục hiện nay. Bà chia sẻ về áp lực của giáo viên, học sinh cùng trách nhiệm của cộng đồng, xã hội trong bối cảnh chương trình giáo dục liên tục thay đổi.

Nếu không thay đổi, chúng ta sẽ tụt lại phía sau
Giáo dục truyền thống cho chiến sĩ mới

Ngày 30/3, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh tổ chức cho 115 chiến sĩ mới dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và tham quan Phòng Truyền thống BĐBP tỉnh. Đây là một trong những hoạt động giáo dục truyền thống cho cán bộ, chiến sĩ; đặc biệt là chiến sĩ mới (CSM) nhập ngũ năm 2024.

Giáo dục truyền thống cho chiến sĩ mới

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top