ClockThứ Bảy, 15/12/2018 10:22

Phải công khai sự xuất hiện trên mạng xã hội

Bộ Thông tin và Truyền thông đang lấy ý kiến đóng góp về Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội (MXH). Sự ra đời của Bộ Quy tắc này sẽ đáp ứng được yêu cầu cấp thiết hiện nay về lành mạnh hóa môi trường MXH. Việc cán bộ, công chức phải công khai họ tên và hình ảnh thật của mình khi sử dụng mạng xã hội là một trong số nội dung trong Dự thảo Bộ Quy tắc.

Hình ảnh minh họa. Nguồn: dantri.com.vn

Mạng xã hội ẩn chứa nhiều bất cập

Thực tế hiện nay cho thấy, bên cạnh các thông tin bổ ích, có giá trị mà MXH mang lại thì còn vô số thông tin, hình ảnh có nội dung không lành mạnh. Có những thông tin có một phần sự thật nhưng được đưa tin với dụng ý xấu, phân tích và định hướng dư luận bằng luận điệu sai trái, thù địch. Và có những thông tin bịa đặt, bóp méo sự thật, xuyên tạc vấn đề, thậm chí “đổi trắng, thay đen”, làm lẫn lộn đúng sai, thật giả. Cùng với đó có một số thông tin chưa được kiểm chứng, thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng đến cá nhân, tổ chức; một số thông tin có những ngôn từ thô tục, nội dung phản cảm, thậm chí soi mói, bình phẩm chủ quan chuyện đời tư của người khác, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cá nhân, gây bức xúc trong dư luận xã hội; vi phạm chuẩn mực đạo đức, văn hóa, thuần phong mỹ tục; kích động đồi trụy, bạo lực, vu khống… Một vấn đề nữa là khá nhiều người lựa chọn mạng xã hội là nơi để bày tỏ quan điểm của cá nhân mình về người khác, nói xấu, công kích, miệt thị, thậm chí đưa thông tin sai lệch để vùi dập có dụng ý không tốt.

Theo khảo sát của chương trình nghiên cứu Internet và Xã hội (VPIS) mới đây, các trường hợp phát ngôn gây thù ghét của người sử dụng MXH tại Việt Nam thể hiện tập trung: Nói xấu, phỉ báng (61,7%), vu khống, bịa đặt thông tin (46,6%), kỳ thị dân tộc (37,01%), kỳ thị giới tính (29,03%), kỳ thị khuyết tật (21,76%), kỳ thị tôn giáo (15,09%), nguyên nhân được cho là do nhận thức của người sử dụng cho rằng MXH là môi trường ảo nên có thể tự do phát ngôn mà không phải chịu trách nhiệm.

Đáng chú ý, có những thông tin sai trái, độc hại có tính chất tội phạm như lừa đảo trên mạng, đánh cắp thông tin, mật khẩu, tán phát vi-rút… Thậm chí có thông tin sai trái như xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chống phá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, phủ nhận thành tựu của công cuộc đổi mới, bịa đặt, vu cáo, nói xấu các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, gây chia rẽ đoàn kết nội bộ, tìm mọi cách thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ...

Những thông tin ấy có tác động tiêu cực đến tình hình tư tưởng, dư luận xã hội, gây nghi ngờ, gieo rắc sự hoang mang, dao động, làm giảm sút lòng tin của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa.

Hệ lụy của thông tin xấu độc ảnh hưởng rất lớn đến chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng; đạo đức, lối sống, nhân cách của cá nhân và cộng đồng xã hội, nguy cơ dẫn đến mất phương hướng trong lựa chọn các giá trị.

Cán bộ, công chức phải công khai họ tên và hình ảnh thật trên mạng xã hội

Một nội dung trong dự thảo Bộ Quy tắc ứng xử là cán bộ, công chức phải công khai sự xuất hiện trên MXH bằng cách sử dụng họ tên và hình ảnh thật của mình, công khai cơ quan đang công tác cho nhà cung cấp dịch vụ và người sử dụng MXH ở Việt Nam. Ông Đỗ Qúy Vũ, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thông tin và truyền thông, đơn vị chủ trì xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trên MXH cho biết: Bộ Quy tắc bao gồm quy tắc ứng xử cho các đối tượng là nhà cung cấp dịch vụ MXH, cơ quan Nhà nước sử dụng MXH, tổ chức sử dụng dịch vụ MXH, người dân sử dụng MXH và công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan Nhà nước dùng MXH. Khẳng định Bộ Quy tắc sẽ không phải là một văn bản pháp quy do cơ quan Nhà nước ban hành, theo ông Đỗ Qúy Vũ, trong dự thảo Quy tắc ứng xử trên MXH được chia thành các quy định Nên, Phải và Không được.

Trong đó, đối với người sử dụng MXH là công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan Nhà nước, Bộ Quy tắc đề xuất: “công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan Nhà nước phải công khai sự xuất hiện trên MXH bằng cách sử dụng họ tên và hình ảnh thật của cá nhân, công khai cơ quan đang công tác”.

Cũng nằm trong nhóm quy tắc phải thực hiện, dự thảo bộ Quy tắc nêu rõ: “Công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan Nhà nước phải thực hiện ứng xử trên MXH về các vấn đề chính sách của Đảng, Nhà nước phù hợp với vai trò, nguyên tắc, quyền hạn của cá nhân và của cơ quan chủ quản. Trong đó, phải thông báo rõ ràng về việc các ứng xử trên MXH là việc làm mang tính cá nhân, không đại diện cho cơ quan chủ quản hay được ủy quyền bởi cơ quan chủ quản”.

Về những hành vi không được phép, bộ Quy tắc đề xuất công chức, viên chức, người lao động không được lạm dụng chức vụ, quyền hạn khi ứng xử trên MXH, không được ứng xử thuận chiều với những thông tin xấu, độc, tin đồn gây ảnh hưởng tiêu cực trên MXH.

Không được ứng xử trên MXH trái với các chuẩn mực về đạo đức công vụ và đạo đức nghề nghiệp, đồng thời không được cung cấp thông tin nội bộ liên quan đến cá nhân, tổ chức mà do vị trí công tác của mình có được khi chưa được ủy quyền bởi cơ quan có thẩm quyền.

Với cơ quan Nhà nước sử dụng dịch vụ MXH, bộ Quy tắc đề xuất các đơn vị này phải đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ để xác thực tên hiệu và địa chỉ trang mạng xã hội.

Người đứng đầu cơ quan hoặc người được người đứng đầu cơ quan ủy quyền phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí chịu trách nhiệm trước những thông tin được đăng tải trên trang MXH của cơ quan nhà nước.

Cơ quan Nhà nước phải công khai danh tính, đầu mối liên lạc của cá nhân chịu trách nhiệm trước những thông tin được đăng tải và cá nhân có trách nhiệm trực tiếp thực hiện quản trị, đăng tải nội dung thông tin lên trang MXH.

Nội dung thông tin trên MXH cần phải nhất quán về nội dung với thông tin được cung cấp trên cổng thông tin điện tử chính thức và trên những phương tiện truyền thông khác.

Cơ quan Nhà nước cũng phải bảo mật thông tin của công dân khi cung cấp dịch vụ công trực tuyến thông qua trang MXH, đồng thời có cơ chế khuyến khích người dân tham gia xây dựng và phản biện một cách tích cực các vấn đề chính sách.

Để chủ động ngăn chặn, đẩy lùi thông tin xấu độc trên MXH, việc nghiên cứu, xây dựng, ban hành bộ Quy tắc ứng xử trên MXH là cần thiết trong tình hình hiện nay.

Theo cpv.org.vn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quản lý ngành dược theo thị trường, công khai, minh bạch, chất lượng an toàn

Quản lý ngành dược theo thị trường, đảm bảo công khai, minh bạch, có kiểm soát chất lượng an toàn, giá rẻ nhất. Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp nghe báo cáo về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, chiều 19/2, tại Trụ sở Chính phủ.

Quản lý ngành dược theo thị trường, công khai, minh bạch, chất lượng an toàn
Thực hiện "3 gặp, 4 biết" chặt chẽ, công khai và minh bạch

Sau khi hoàn thành công tác khám tuyển nghĩa vụ quân sự (NVQS) năm 2024, Ban chỉ huy Quân sự (CHQS) 9 huyện, thị xã, thành phố Huế tập trung phối hợp với cấp ủy, chính quyền các cấp tổ chức thực hiện tốt công tác thâm nhập "3 gặp, 4 biết" chặt chẽ, công khai, minh bạch, đúng quy trình.

Thực hiện 3 gặp, 4 biết chặt chẽ, công khai và minh bạch
Lập qũy liêm chính

Không ít lần, khi đề cập đến công tác làm luật, Chủ tịch Quốc hội (QH) Vương Đình Huệ đã nhấn mạnh đến “tính liêm chính khi làm luật”.

Lập qũy liêm chính

TIN MỚI

Return to top