ClockThứ Tư, 14/11/2018 13:37

Phải cùng kiểm soát

TTH - Vấn đề đặt ra là con người chi phối thức uống có cồn một cách có kiểm soát, hay thức uống có cồn ngược lại, đã chi phối người uống một cách thiếu kiểm soát?

Cấm bán rượu, bia trên internet liệu có khả thi?Tiết giảm nạn lạm dụng rượu biaKhông uống rượu, bia trong giờ làm việc và khi lái xe

Tôi vẫn nhớ cảm giác bẽ bàng của mình khi người quản lý một trung tâm dược liệu ở Thái Lan đưa ra một vài con số và nói rằng, Việt Nam có tỷ lệ uống rượu bia nhiều nhất Đông Nam Á; đồng thời cũng đứng trong top của những nước có tỷ lệ ung thư nhiều nhất thế giới. Chuyến đi ấy cách đây 2 năm. Mặc dù đó là một điểm nằm trong lộ trình tham quan, cũng là một trong những nơi giới thiệu một loại thuốc có tính phòng ngừa căn bệnh trầm kha ấy, nhưng tôi cũng đã nghĩ, liệu đó đã phải là thông số cuối cùng?

Tuy nhiên, cùng với tỷ lệ uống bia, rượu nói trên vẫn không thay đổi cho dù thu nhập đứng thứ 8 Đông Nam Á, Việt Nam vẫn là nước xếp ở vị trí thứ 3 có tỷ lệ tiêu thụ bia cao nhất châu Á, sau Nhật Bản và Trung Quốc. Tôi đã dừng lại trước con số mà Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến vừa đưa ra tại kỳ họp Quốc hội khi trình dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia: năm 2017, người dân đã tiêu thụ  khoảng 305 triệu lít rượu - tương đương 72 triệu lít cồn;  gần 4,1 tỷ lít bia -  tương đương 161 triệu lít cồn; riêng chi phí của người dân cho bia đã gần 4 tỷ USD. Nhưng còn những con số khác đáng quan ngại hơn khi theo Bộ trưởng Bộ Y tế, nếu chỉ tính phí tổn kinh tế do rượu, bia ở mức thấp nhất của thế giới là 1,3% GDP, thiệt hại ước tính cũng vào khoảng 65.000 tỷ đồng. Đồng thời, nếu ước tính tổng gánh nặng trực tiếp của 6 bệnh ung thư mà rượu, bia là một trong những nguyên nhân cấu thành đã chiếm 0,25% tổng GDP năm 2017 (gần 26.000 tỷ đồng). Trong khi đó, chi phí để giải quyết hậu quả của tai nạn giao thông liên quan đến rượu bia chiếm tới 1% GDP – khoảng 50.000 tỷ đồng. 

Những con số nêu trên đã cho thấy rõ những tác động và tác hại về mặt y tế và an sinh xã hội. Nhưng trong cái nhìn tổng quan, với sự hiện diện đã từ rất lâu đời trên phạm vi rộng toàn thế giới, nhân loại cũng xem đây là một văn hóa. Vấn đề là người ta ứng xử và hành xử khi tương tác với văn hóa ở thức uống có cồn như thế nào. Vấn đề đặt ra là con người chi phối thức uống có cồn một cách có kiểm soát, hay thức uống có cồn ngược lại, đã chi phối người uống một cách thiếu kiểm soát?

Mặt khác, cũng không thể nhìn từ góc độ do thức uống có cồn nói chung mang lại mà quên đi những đóng góp của ngành sản xuất, kinh doanh bia, rượu các loại vào sự tăng trưởng GDP cũng như phát triển của xã hội. Vấn đề ở đây là việc kiểm soát mặt hàng này như thế nào? Làm thế nào để người sử dụng đúng nơi, đúng chỗ và không tác động tiêu cực đến công việc, sức khỏe, an toàn cho cộng đồng và an sinh cho xã hội.

Rất nhiều tỉnh, thành mà Thừa Thiên Huế là một ví dụ đã có chỉ thị nghiêm cấm sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa của ngày làm việc, ngày trực... Điều này đã mang lại những tác động tích cực trong việc thay đổi nhận thức và ý thức của cán bộ công chức. Tuy nhiên, nhìn trong một diện rộng hơn, và toàn diện hơn, vấn đề kiểm soát việc sử dụng rượu bia bằng các biện pháp về giá, về độ tuổi... cần được xem là giải pháp điều chỉnh tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của người dân. Đây cũng là điều mà đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị qua thư gửi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vào đầu tháng 8/2018, khi mức thiệt hại do sử dụng rượu bia gây ra tại Việt Nam là khoảng 1,3-3,3% GDP. “Mỗi USD đầu tư cho các giải pháp phòng ngừa tác hại do sử dụng rượu bia giúp mang lại lợi ích xã hội tương đương 9,13 USD” là một khuyến nghị khác được đại diện của WHO chia sẻ trong thư này.

Minh Hà

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cao điểm kiểm tra, kiểm soát trật tự an toàn tàu xe dịp Tết Giáp Thìn

Ngày 3/2, lực lượng liên ngành Thanh tra giao thông phối hợp Cảnh sát giao thông và quản lý hành chính về trật tự xã hội tỉnh, thành phố… tiếp tục mở đợt cao điểm kiểm tra, kiểm soát trật tự an toàn giao thông (ATGT) tàu, xe vào dịp cận Tết Giáp Thìn 2024 trên địa bàn.

Cao điểm kiểm tra, kiểm soát trật tự an toàn tàu xe dịp Tết Giáp Thìn
Kiểm soát an toàn thực phẩm, nâng cao nhận thức cho cộng đồng

Hàng chục cơ sở sản xuất, kinh doanh, phân phối sản phẩm đã và đang được kiểm tra, nhắc nhở dịp tết. Bên cạnh ngăn chặn thực phẩm kém chất lượng, cơ quan chức năng còn chú trọng nâng cao nhận thức an toàn thực phẩm cho người kinh doanh, người dân…

Kiểm soát an toàn thực phẩm, nâng cao nhận thức cho cộng đồng
Kiểm soát tài sản, thu nhập đối với cán bộ

2023 là năm đầu tiên ủy ban kiểm tra (UBKT) từ cấp huyện trở lên chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan để xác minh tài sản, thu nhập (TSTN) của cán bộ thuộc cấp ủy cùng cấp quản lý.

Kiểm soát tài sản, thu nhập đối với cán bộ
Nâng cao chất lượng công tác quản lý Nhà nước về đo lường

​ Đó là nội dung được Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Sở Khoa học và Công nghệ (KHCN) tổ chức triển khai cho các đơn vị, doanh nghiệp (DN) liên quan đến công tác quản lý Nhà nước về đo lường trên địa bàn tỉnh vào sáng 25/10.

Nâng cao chất lượng công tác quản lý Nhà nước về đo lường
Kiểm soát cơn giận dữ

Theo nghiên cứu của những chuyên gia về tâm lý học, cảm xúc giận dữ là sự biến đổi trạng thái tùy theo từng cường độ, mức độ, từ hơi hơi khó chịu đến cảm giác bực mình, khó chịu rồi đến mức điên tiết và phẫn nộ. Giận dữ là cảm xúc bình thường mà bất cứ ai cũng phải trải qua. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy bản thân thường xuyên giận dữ, mất kiểm soát hoặc luôn có cảm giác tức giận âm ỉ thì đó có thể là dấu hiệu của các tình trạng bệnh lý.

Kiểm soát cơn giận dữ
Return to top