ClockChủ Nhật, 10/11/2019 10:23

Phải tìm khách hàng tốt

TTH - Thời gian gần đây rộ lên thông tin, tàu đánh bắt xa bờ (theo Nghị đinh 67 của Chính phủ) không trả được nợ.

Nhiều chủ tàu “67” có nguy cơ bị khởi kiệnĐóng tàu theo Nghị định 17: Ngư dân vẫn còn e ngại

Trong cuộc đối thoại giữa chính quyền, ngân hàng, ngư dân tại Thuận An mới đây có mấy thông tin đáng chú ý: Ngư dân không trả được nợ thì họ báo là đánh bắt khó khăn, chi phí cao và thậm chí có người nói “tàu to” khó vận hành.

Phía ngân hàng thì nói nhiều ngư dân chây ì không chịu trả nợ chứ thực chất không phải khó.

Chính quyền thì cho rằng, thực tế đi đánh bắt thì có chuyến được chuyến mất. Khi được thì bà con nên trả nhiều hơn để bù lại những chuyến mất thì tốt hơn. Đằng này, khi được thì bà con trả đủ vốn định kỳ còn chuyến mất thì kêu khó.

Ngư dân vay vốn ngân hàng theo Nghị định 67 của Chính phủ ở tỉnh ta, so với nhiều tỉnh khác không nhiều, chừng hơn 300 tỷ đồng. Đây là một chương trình lớn của Chính phủ, ngoài ý nghĩa hỗ trợ ngư dân làm ăn kinh tế còn có nhiều ý nghĩa khác. Nếu bà còn làm ăn thuận buồm xuôi, hoặc trả nợ “ngon lành” thì tương lai, số vốn còn rót vào nhiều hơn để xứng tầm là một tỉnh có kinh tế biển mạnh. Cũng là một cú hích cho phát triển kinh tế Thừa Thiên Huế.

Tôi còn nhớ cách đây chừng hơn 20 năm, Chính phủ từng đã có một chương trình như vậy, gọi là hỗ trợ cho vay đóng tàu đánh bắt xa bờ. Khi ấy, Qũy hỗ trợ phát triển, nay là Ngân hàng Phát triển (VDB) cho vay thực hiện chương trình này. Và sau đó cũng có nhiều trục trặc tương tự, nhiều chủ tàu không trả được vốn phải treo nợ.

Dường như những nhược điểm của chương trình chúng ta không nhận ra và rút kinh nghiệm được.

Ngư dân là người đầu tư vốn, ít nhất anh cũng phải lường trước được những rủi ro (nếu có). Tàu lớn thì đúng là chi phí cao, tại sao lúc vay không tính toán yếu tố này mà bây giờ kêu cao (ngư dân kêu cao so với nguồn thu, còn ngân hàng thì bảo không phải vậy, nghĩa là nguồn thu vẫn trả được nợ).

Nhà đầu tư không tính toán được rủi ro thì phải chấp nhận chịu thiệt hại, không thể kêu ai được. Nếu cứ kêu khó mà không trả được nợ, đến một lúc nào đó ngân hàng buộc phải tính đến giải pháp phát mãi tài sản để trả nợ là điều đương nhiên.

Đang bàn qua tính lại là vì, ngư dân là một khách hàng của ngân hàng nên ngân hàng cũng muốn hỗ trợ cho khách hàng của mình phát triển. Vì khách hàng làm ăn được thì ngân hàng cũng có lợi. Ngư dân không lường được những rủi ro mà mình có thể gặp phải, hoặc không đánh giá đúng năng lực quản lý sản xuất, kinh doanh của mình là một cách làm có thể nói “liều lĩnh”.

Về phía ngân hàng, khi cho vay cũng cần nghĩ đến khả năng ngư dân gặp khó khăn. Cho nên trước khi “trút” vốn phải tìm kiếm những ngư dân làm ăn giỏi, có khả năng đánh bắt hiệu quả; chân thật, uy tín trong thanh toán nợ. Và thậm chí phải tham gia khảo sát ngư trường coi thử từ trước đến giờ khả năng đánh bắt trên ngư trường là như thế nào, có thật là nguồn cá ít hay không hay là do năng lực đánh bắt của ngư dân. Thậm chí là phải tập huấn cho ngư dân cách đánh bắt hiện đại, quản lý hiệu quả…

Giờ thì vốn cũng đã “trút” cho ngư dân rồi nên phải tìm giải pháp thu hồi nợ. Theo thiển nghĩ, có thể thực hành các giải pháp sau: Phải theo dõi sát tình hình đánh bắt của ngư dân, không thể anh đánh bắt, bán được nhiều tiền mà chây ì trả nợ được. Cứ tính trung bình mỗi tàu chừng 15 -20 tỷ đồng. Cứ tính lãi suất hỗ trợ thì mỗi tháng, ngân hàng cũng thu được cả trăm triệu trên mỗi tàu. Cử cán bộ của mình theo sát tình hình đánh bắt là sẽ loại trừ ngay sự nghi ngờ ngư dân có trung thực hay không.

Đối với những tàu thật sự khó khăn thì tìm cách hỗ trợ. Nếu do năng lực đánh bắt kém thì tìm giải pháp hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao năng lực khai thác; nếu thiếu vốn lưu động có thể xem xét “bơm” thêm vốn…

Vai trò của chính quyền khó có thể làm được gì trong việc này. Không thể nói động viên ngư dân trả nợ chung chung được. Vai trò thật sự của chính quyền là tìm hiểu để giới thiệu cho ngân hàng những khách hàng tốt, có năng lực, uy tín, trách nhiệm.

LÊ PHƯƠNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhặt “lộc biển”

Từ sau tháng Giêng đến nay, sứa biển đã bắt đầu xuất hiện. Tùy theo con nước, sứa thường bị sóng đánh dạt vào bờ. Đây cũng là thời điểm nhiều người đi biển thử vận may với việc nhặt sứa.

Nhặt “lộc biển”
Vững bến neo

“Vững bến neo” là tâm nguyện, là sự mong ngóng của bao thế hệ ngư dân vươn khơi bám biển và chính quyền các cấp của Thừa Thiên Huế trong nỗ lực đáp ứng tốt nhất có thể các nhu cầu phát triển nghề cá của bà con ngư dân. Và dự án cảng cá Thuận An (phường Thuận An, TP. Huế) kết hợp khu neo đậu, tránh trú bão được xây dựng với kinh phí 220 tỷ đồng đã được triển khai và hoàn thành sau hơn ba năm xây dựng. Nằm trước cửa biển Thuận An, cảng cá Thuận An kết hợp với khu neo đậu tàu thuyền tránh, trú bão trở thành một điểm kết nối, điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi bám biển.

Vững bến neo
Tôm, cá trở về

Đã mấy chục năm rồi, ngư dân vùng biển Ngũ Điền (Phong Điền, Thừa Thiên Huế) mới được chứng kiến những đàn cá nục, cá trích, khuyết (ruốc)… bơi vào tận ven bờ. Vùng biển lộng đang hồi sinh!

Tôm, cá trở về
Sớm đưa Cảng cá Thuận An vào hoạt động

Đơn vị tư vấn giám sát đang thực hiện đo bình đồ luồng cảng và vùng nước trước cầu cảng Thuận An (TP. Huế) và hoàn thiện các thủ tục gửi Cục Hàng hải Việt Nam để đăng ký công bố mở cảng.

Sớm đưa Cảng cá Thuận An vào hoạt động
Sớm nâng cấp âu thuyền Phú Thuận

Việc đầu tư nâng cấp khu neo đậu, tránh bão xã Phú Thuận (Phú Vang) nhằm phục vụ sản xuất cho ngư dân trên địa bàn và các vùng lân cận là vô cùng bức thiết, khi âu thuyền này đã xuống cấp nhiều năm.

Sớm nâng cấp âu thuyền Phú Thuận
Return to top