ClockThứ Hai, 22/01/2018 08:59

Phan Trần Bảo Nam cần được giúp đỡ để được tiếp tục đến trường

TTH - Là con và em trai của hai cha con xấu số bị lũ cuốn trôi trong cơn bão số 12/2017, vừa tròn 10 tuổi, Phan Trần Bảo Nam, học sinh lớp 4/3 Trường tiểu học (TH) Thanh Toàn (xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy) chưa hiểu hết nỗi đau và sự mất mát khi người thân đột ngột ra đi cho đến khi nguy cơ phải nghỉ học khiến em thấy hoang mang.

Hình ảnh mẹ tiều tụy trước mất mát to lớn này cũng đủ để Nam hiểu được sẽ có những thay đổi trong cuộc sống. Đã hai tháng trôi qua, mẹ Nam vẫn chưa lấy lại bình tĩnh, suốt ngày bà ngồi thu mình ở một góc bàn thờ. Không còn hơi để gào thét, kể lể hay gọi tên chồng và con gái, nhưng nước mắt mẹ thì chưa ngày nào ngừng chảy.

Em Bảo Nam

Nhà ở vùng quê Thủy Thanh, gia đình em xưa nay sống phụ vào mấy sào ruộng, thời gian rảnh rỗi ba làm phụ thợ nề, mẹ thì đi khắp các nẻo đường để bán vé số mới đủ nuôi 4 người con khôn lớn. Chị gái đầu đã có gia đình, thu nhập cũng chỉ đắp đổi qua ngày; chị thứ 2 Phan Thị Thúy là công nhân Công ty Sợi Phú Gia thuộc Khu Công nghiệp Phú Bài là người vừa mất; anh trai kế Nam mới tốt nghiệp trung học phổ thông năm trước, do điều kiện gia đình khó khăn nên không học tiếp đại học, ở nhà phụ ba mẹ công việc đồng áng và thi thoảng theo ba đi làm thuê. Căn nhà nhỏ ở thôn Thanh Toàn giờ chỉ còn 3 mẹ con, ước mơ trở thành công nhân tại một nhà máy nào đó trong Khu Công nghiệp Phú Bài như chị gái của anh trai kế Nam đã không thành, chưa đến 20 tuổi phải thay ba cáng đáng gia đình đang là thử thách với em. Bà Trần Thị Ly, mẹ Nam buồn rầu: “Hoàn cảnh gia đình như ri, tui không biết có đủ sức để lo cho con trai út tiếp tục đi học hay không nữa”.

Điều bà Ly nói đang là nỗi lo của Nam. Vốn là học sinh khá của lớp, em rất sợ nếu không được đến trường. Đôi mắt buồn buồn, em thổ lộ: “Con thích đi học hơn đi bán vé số”.

Cô Nguyễn Thị Như Ý, Hiệu trưởng Trường tiểu học Thanh Toàn cho biết: “Hoàn cảnh của em Nam hiện rất khó khăn, cả gia đình giờ sống chủ yếu bằng số tiền phúng điếu còn lại. Mẹ Nam vẫn chưa lấy lại tinh thần để đi làm trở lại. Trong khả năng của nhà trường, chỉ có thể huy động ủng hộ tiền mặt, vở, áo quần cho em. Tuy nhiên, đặc thù của xã vùng trũng, dân cư chủ yếu nghề nông, thợ nề nên sự hỗ trợ có giới hạn”.

Để em Phan Trần Bảo Nam tiếp tục được đến trường, cần lắm những tấm lòng của các nhà hảo tâm và các cơ quan, ban ngành.

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về địa chỉ: Trần Thị Ly thôn Thanh Toàn, xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy; hoặc Báo Thừa Thiên Huế: 61 Trần Thúc Nhẫn, TP. Huế; điện thoại: 0914078282.

Bài, ảnh: PHƯỚC CHÂU

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Đòn bẩy” để người nghèo vươn lên

Xây dựng tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, kết nối những tấm lòng hảo tâm cùng chung tay với chính quyền địa phương để giúp các hộ nghèo, cận nghèo vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống. Đó là những gì Ủy Ban Mặt trận Tổ quốc (UBMTTQ) Việt Nam phường Đông Ba, TP. Huế đã và đang làm được để tạo nên những “đòn bẩy” giúp người nghèo vươn lên.

“Đòn bẩy” để người nghèo vươn lên
Sống chung với mưa lũ

Ngày 16/11, nước còn ngập ở nhiều vùng. Người dân vẫn tìm cách thích nghi trong mưa lũ bởi với họ, vẫn phải sinh hoạt, mưu sinh. Dù khó khăn song trong hoạn nạn, ở đâu đó, sự sẻ chia là món quà sưởi ấm lòng người lúc này. ​

Sống chung với mưa lũ
Ông Nhật cần đến luật sư để tìm hướng giải quyết dứt điểm

Mới đây, Báo Thừa Thiên Huế nhận được đơn của ông Lê Minh Nhật, nguyên là nhân viên Trung tâm Kỹ thuật - Công nghệ Thông tin Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), Sở TN&MT (gọi tắt Trung tâm) phản ánh ông Nguyễn Tất Tùng, nguyên giám đốc Trung tâm (giai đoạn năm 2015 đến 2022) đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thiếu trách nhiệm trong quản lý để xảy ra tình trạng mất đoàn kết trong đơn vị.

Ông Nhật cần đến luật sư để tìm hướng giải quyết dứt điểm
Return to top