ClockThứ Hai, 24/10/2016 09:20

Pháp kêu gọi quốc tế hành động để chấm dứt “cuộc thảm sát Aleppo“

Phát biểu của Ngoại trưởng Pháp đưa ra giữa lúc giao tranh lại nổ ra ác liệt sau khi lệnh ngừng bắn đơn phương trong 72 giờ do Nga đề xuất chấm dứt.

Thế giới hoan nghênh lệnh ngừng bắn 8 giờ tại Aleppo, SyriaHội đồng Bảo an Liên hợp quốc tiếp tục triệu tập họp khẩn về SyriaThổ Nhĩ Kỳ gửi viện trợ nhân đạo đến Aleppo

Ngày 23/10, Ngoại trưởng Pháp Jean-Marc Ayrault đã tới thăm khu vực phía Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ và cho biết, cộng đồng quốc tế phải làm mọi điều có thể để chấm dứt “sự giết chóc” tại thành phố Aleppo của Syria. 

Phát biểu với báo giới sau khi tới tỉnh Gaziantep ở Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ - nơi cách Aleppo khoảng 150km, Ngoại trưởng Pháp nhấn mạnh các bên không thể đàm phán dưới làn bom đạn và cuộc chiến toàn diện không phải là giải pháp. 

phap keu goi quoc te hanh dong de cham dut "cuoc tham sat aleppo" hinh 1
Ngoại trưởng Pháp Jean-Marc Ayrault. (anhr: quotationof.com).
Ngoại trưởng Jean-Marc Ayrault nói: “Cộng đồng quốc tế và Pháp phải làm mọi điều có thể để chấm dứt cuộc thảm sát ở Aleppo. Sau vài ngày tạm ngưng thì bom lại tiếp tục dội xuống thành phố này. Chiến dịch nhằm chiếm lại Aleppo nhưng người dân thường đang phải trả giá. Liệu những chiến dịch tương tự sẽ tái diễn tại các khu vực khác của Syria đang do phe đối lập kiểm soát?”.

Phát biểu của nhà Ngoại giao hàng đầu của Pháp đưa ra giữa lúc giao tranh lại nổ ra ác liệt sau khi lệnh ngừng bắn đơn phương trong 72 giờ do Chính phủ Syria và Nga đề xuất chấm dứt.

Theo kế hoạch, Ngoại trưởng Pháp Jean-Marc Ayrault sẽ có cuộc gặp với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu tại Ankara trong ngày 24/10.

Aleppo ngày 23/10 tiếp tục hứng chịu các cuộc không kích dữ dội, trong khi đó đạn pháo không ngừng bắn lên bầu trời. Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria cho biết đụng độ đã xảy ra giữa các tay súng đối lập và binh lính chính phủ, khiến khu vực do các nhóm đối lập chiếm đóng phía Đông thành phố Aleppo thêm căng thẳng.

Mâu thuẫn giờ đây không chỉ gia tăng giữa Nga với Mỹ, những căng thẳng mới Nga-Pháp và Nga-Anh liên quan đến cuộc xung đột Syria đang làm cho tình hình phức tạp hơn. Pháp đã tuyên bố sẽ không giảm sức ép nhằm vào Nga trong vấn đề Syria./.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Brazil và Pháp ra mắt chương trình bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon

Hãng Thông tấn Reuters ngày 27/3 đưa tin, Brazil và Pháp vừa khởi động một chương trình đầu tư, nhằm mục tiêu bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon ở Brazil và Guyana, với khoản đầu tư trị giá 1 tỷ euro (tương đương 1,1 tỷ USD) từ các nguồn quỹ công và tư nhân trong vòng 4 năm tới.

Brazil và Pháp ra mắt chương trình bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon
Hành động nhỏ, ý nghĩa lớn.

Những hoạt động của chiến dịch “Hãy làm sạch biển” không chỉ góp phần lan tỏa ý thức, trách nhiệm của đoàn viên, thanh niên trong công tác bảo vệ môi trường biển mà còn truyền thông điệp về tình yêu với biển, với Tổ quốc.

Hành động nhỏ, ý nghĩa lớn
Pháp chạy đua để mang đến một kỳ Olympic không có muỗi gây bệnh

Pháp đang phải đối mặt với một nhiệm vụ đầy thách thức để đảm bảo Thế vận hội Paris 2024 sắp tới không có mối đe dọa từ các bệnh do muỗi truyền, trong bối cảnh muỗi vằn mang virus làm lây lan các bệnh truyền nhiễm đang trở thành mối đe dọa ngày càng lớn ở châu Âu.

Pháp chạy đua để mang đến một kỳ Olympic không có muỗi gây bệnh
Giờ Trái đất:
Tắt đèn, hành động vì khí hậu

Phong trào môi trường toàn cầu lớn nhất vừa được tổ chức vào ngày 23/3, khi Liên Hiệp Quốc (LHQ) kêu gọi mọi người trên khắp thế giới tắt đèn để ghi nhớ cuộc khủng hoảng hành tinh trong Giờ Trái đất, trong bối cảnh những người trẻ tìm kiếm cách làm mới để thúc đẩy hành động vì khí hậu.

Tắt đèn, hành động vì khí hậu
Hơn 100 nhà lãnh đạo thế giới kêu gọi thỏa thuận khẩn cấp nhằm chuẩn bị và ngăn chặn đại dịch trong tương lai

Theo tin từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hơn 100 nhà lãnh đạo toàn cầu vừa lên tiến kêu gọi các chính phủ nhanh chóng thống nhất để đạt được một thỏa thuận quốc tế đầy tham vọng và công bằng nhằm tăng cường sự chuẩn bị chung của thế giới và ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Hơn 100 nhà lãnh đạo thế giới kêu gọi thỏa thuận khẩn cấp nhằm chuẩn bị và ngăn chặn đại dịch trong tương lai
Return to top