Thế giới Thế giới
Pháp không nhượng bộ Thổ Nhĩ Kì để giải quyết vấn đề di cư
Tuyên bố của Tổng thống Pháp Hollande đưa ra trước thềm các cuộc đàm phán khó khăn giữa Thổ Nhĩ Kì và Liên minh châu Âu vào tuần tới.
![]() |
Một thành viên của đội bảo vệ bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ mang một em bé của một người nhập cư Syria trên bờ ở Cesme, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Reuters |
Tổng thống Pháp Francois Hollande ngày 12/3 tuyên bố, ông không có ý định đưa ra những nhượng bộ đối với Thổ Nhĩ Kì về vấn đề nhân quyền hay thị thực, để đổi lại những cam kết ngăn chặn dòng người di cư tới châu Âu.
Tuyên bố của ông Hollande đưa ra trước thềm các cuộc đàm phán khó khăn giữa Thổ Nhĩ Kì và Liên minh châu Âu vào tuần tới.
Trước đó, Thổ Nhĩ Kì đưa ra những đề xuất với EU để đổi lại việc nước này có biện pháp kiềm chế làn sóng di cư vào châu Âu. Đáng chú ý trong đề xuất mới, Thổ Nhĩ Kì yêu cầu EU tăng gấp đôi khoản hỗ trợ tài chính lên 6 tỷ ơ-rô đến năm 2018 để tiếp nhận người tị nạn, đẩy nhanh việc miễn thị thực cho công dân Thổ Nhĩ Kì và tiến trình đàm phán gia nhập EU của nước này. Tuy nhiên, ông Hollande khẳng định sẽ không có bất cứ nhượng bộ nào về vấn đề nhân quyền cũng như các tiêu chí đối với tự do hóa thị thực.
Tổng thống Pháp cũng kêu gọi châu Âu cần phải tăng cường bảo vệ biên giới bên ngoài khối, để tránh việc các nước phải đưa ra những biện pháp đơn phương: "Nếu có sự bảo vệ đường biên giới bên ngoài khối hiệu quả hơn, chúng ta sẽ tránh được việc tái thiết lập biên giới trong nội bộ các nước thành viên mà thực tế đã được áp dụng bởi một số quốc gia đơn phương. Chúng ta cũng sẽ tránh cho Hy Lạp phải đối mặt với tình hình khó khăn hiện nay với hàng nghìn người bị mắc kẹt. Chúng ta cũng sẽ tránh được những nguy hiểm đối với mạng sống của những người di cư khi tìm cách vượt biển từ Thổ Nhĩ Kì đến Hy Lạp”.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kì Mevlut Cavusoglu trong tuần này cũng cho biết, đề xuất của Thổ Nhĩ Kì cần phải nhận được sự chấp nhận của cả hai bên và Liên minh châu Âu dường như đã nhất trí với rất nhiều yếu tố trong đề xuất của Thổ Nhĩ Kì./.
Theo Phạm Hà/VOV
- Hãng Pfizer nghiên cứu đề xuất tiêm nhắc mũi vắc-xin Covid-19 thứ 3 (26/02)
- Quan ngại về khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại Syria (26/02)
- Ấn Độ công bố quy định về siết chặt kiểm soát mạng xã hội (26/02)
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường (26/02)
- Nhật Bản sẽ chấm dứt tình trạng khẩn cấp ở 5 tỉnh vào cuối tháng 2 (26/02)
- Vắc-xin của Pfizer hoạt động tốt trong lần “kiểm nghiệm thực tế” quy mô lớn (25/02)
- Singapore sẽ cần thêm 1,2 triệu lao động kỹ thuật số vào năm 2025 (25/02)
- Việt Nam-Thái Lan thúc đẩy hiệu quả quan hệ Đối tác chiến lược (25/02)
-
Hãng Pfizer nghiên cứu đề xuất tiêm nhắc mũi vắc-xin Covid-19 thứ 3
- Quan ngại về khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại Syria
- Ấn Độ công bố quy định về siết chặt kiểm soát mạng xã hội
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
- Nhật Bản sẽ chấm dứt tình trạng khẩn cấp ở 5 tỉnh vào cuối tháng 2
- Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhóm họp về tác động của nóng lên toàn cầu
- Anh sẽ tiêm vắc-xin COVID-19 cho tất cả người trưởng thành vào cuối tháng 7
- Giám đốc IAEA thăm Iran, tháo gỡ bế tắc về thanh sát cơ sở hạt nhân
- Campuchia sử dụng hệ thống QR Code “ Stop Covid” để kiểm soát những nơi đông người
- Nga phát hiện ca nhiễm cúm gia cầm H5N8 đầu tiên ở người
-
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc kêu gọi G20 thành lập lực lượng đặc trách về vaccine Covid-19
- Nhiều dấu hiệu khả quan rằng ASEAN sẽ phục hồi vào năm 2021
- Thị trường thanh toán điện tử ASEAN có thể đạt 1,5 nghìn tỷ USD
- EU "bật đèn xanh" truyền tải dữ liệu sang Anh sau Brexit
- Châu Á: Các nhà sản xuất nhựa đối mặt với giá nguyên liệu tăng vọt
- Anh sẽ tiêm vắc-xin COVID-19 cho tất cả người trưởng thành vào cuối tháng 7
- Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhóm họp về tác động của nóng lên toàn cầu
- Cải thiện công nghệ y tế với sự hỗ trợ từ trí tuệ nhân tạo
- "123456" vẫn là mật khẩu phổ biến nhất thế giới sau 10 năm
- Nỗ lực vì nền kinh tế đại dương bền vững