ClockThứ Ba, 22/12/2015 10:40

Phập phồng hoa Tết

TTH.VN - Chưa tới hai tháng nữa là Tết, đây là giai đoạn người trồng hoa đang cật lực chăm sóc để hoa phát triển đều, nở đúng dịp Tết. Nhưng trước những biến đổi của thời tiết và khó khăn về thị trường tiêu thụ người trồng hoa không khỏi phập phồng lo lắng.

Người trồng hoa lo lắng vì hoa thường xuyên bị sâu bệnh

Có kinh nghiệm trồng hoa hơn 10 năm nay nhưng ông Trần Tuấn (ở phường Vĩ Dạ, TP Huế) vẫn không thể ngờ rằng trời nóng, ấm khiến sâu bệnh phát triển nhanh như vậy. “Mấy chậu hoa này coi như bỏ, bệnh rỉ sắt, vàng lá phát triển nhanh quá, phun thuốc không kịp là cây chết liền. Lời lãi nằm cả ở đó rồi chứ đâu. Rồi không biết thị trường năm nay thế nào chứ năm ngoái, hoa Đà Nẵng ra nhiều lại bán rẻ hơn, nhiều người trồng hoa ở Huế chịu cảnh ế ẩm. Công sức cả sáu tháng trời coi như mất trắng”, ông Tuấn lo lắng.

Cùng với ông Tuấn, nhều hộ mới trồng hoa ở phường Vĩ Dạ còn chưa có kinh nghiệm về cách xử lý dịch bệnh do thời tiết thất thường nên đang đối diện với nguy cơ thua lỗ do hoa chết hàng loạt.

Chi phí đầu tư, chăm sóc hoa tăng do thời tiết không thuận lợi

Nắng nóng kéo dài, mưa ít, nhiều loại sâu bệnh phát triển nhanh ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của hoa Tết. Không những thế, người trồng hoa còn phải tốn thêm chi phí đầu tư như: phân, thuốc, lưới che... “Chi phí đầu tư năm nay chắc chắn cao hơn các nước trước. Để hơn 1.000 cây hoa ly không nở quá sớm tôi phải mua thêm mái che. Tôi đang lo lắng vì trời nắng tiếp tục kéo dài thì ly sẽ giảm hoa. Chắc chắn năng suất hoa năm nay sẽ giảm khoảng 20%. Vì vòng đời của hoa ly chỉ kéo dài khoảng 75 ngày từ khi củ nảy mầm cho đến lúc thu hoạch. Nếu thời tiết quá lạnh, vòng đời sẽ kéo dài còn thời tiết mà nóng, ấm củ ươm mầm dễ thối, vòng đời cây cũng ngắn hơn. Còn các loại hoa trồng ngoài trời như nho, cúc, vạn thọ… tưới nước, bơm thuốc chống nấm thường xuyên vẫn không tránh khỏi bị dịch bệnh”, bà Hà Thị Hiệp, người trồng hoa ở Phú Mậu (Phú Vang) cho hay.

Đang chăm sóc hơn 1.000 chậu cây cảnh và 500 chậu hoa các loại để bán Tết ông Toản (nhà ở đường Phan Chu Trinh) cho biết, trồng hoa Tết đã mấy chục năm nay nhưng cũng không thể lường trước được sự bất thường của thời tiết. Nắng nóng khiến mai và các cây cảnh trồng trong chậu của ông thường xuyên bị héo lá, bởi cây cảnh trồng trong chậu có bộ rễ nhỏ, cây yếu hơn trồng trên đất. Mùa đông ấm quá mai cũng chưa thể phát lộc. Để mai nở đúng dịp Tết thì phải chăm sóc rất kỹ lưỡng và đúng kỹ thuật. So với các năm, chi phí thuốc để phòng trừ sâu bệnh, phân bón cho cây đều tăng gấp 2-3 lần.

Theo các hộ trồng hoa, nếu thời tiết nóng ấm tiếp tục kéo dài, rất có thể hoa sẽ nở không đúng dịp Tết. Người trồng hoa vẫn đang thấp thỏm trông chờ vào thời tiết. “Đến thời điểm này cũng chưa thể nói trước được điều gì cả. Thời tiết thay đổi thất thường, tiếp tục nắng nóng cũng lo mà lỡ cuối năm có nhiều đợt rét đậm giống các năm càng lo. Trời rét vừa phải kèm theo mưa phùn thì hoa sẽ phát triển tốt, thân mập cho nụ to. Trồng hoa chẳng khác gì đánh bạc, cả nửa năm tập trung công sức tiền của cho vụ hoa Tết mà chỉ trông chờ vào giá bán hoa mấy ngày Tết, mong thời tiết ủng hộ và thị trường đừng biến động gì là may mắn lắm rồi”, anh Đỗ Thanh Trị (38 tuổi, ở phường Vĩ Dạ) bộc bạch.

Chưa hết lo vì thời tiết không ủng hộ, người trồng hoa phải gánh thêm nỗi lo về thị trường. Theo kinh nghiệm của một số hộ trồng hoa thì những năm trở lại đây, thị hiếu của người chơi hoa cũng có nhiều thay đổi. Nhiều người dân Huế không còn duy trì thói quen chưng hoa cúc chậu to, hoa mai trong nhà như những năm trước. Thay vào đó là thú chơi hoa lan, ly… và các loại cây cảnh nhỏ lạ và “độc”. Năm ngoái, hoa từ các tỉnh khác được nhập về Huế khá nhiều nên giá hoa tại Huế bị giảm mạnh khiến thương lái có phần dè chừng. Thời điểm này các năm trước, nhiều lái buôn đến tận nơi xem hoa và đặt cọc nhưng năm nay, tại các vườn hoa lớn vẫn chưa có ai đặt mua hoa. 

Bài, ảnh: Trần Thanh Thảo
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Toàn tỉnh ra quân hưởng ứng “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” năm 2024

Trong không khí vui tươi, phấn khởi của những ngày đầu năm mới Giáp Thìn 2024 và kỷ niệm 65 năm Ngày Bác Hồ phát động tết trồng cây, đồng thời tiếp tục hưởng ứng phong trào “Trồng 1 tỷ cây xanh cho Việt Nam giai đoạn 2021-2025” do Thủ tướng Chính phủ phát động, sáng 16/2, tại cồn Dã Viên, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” năm 2024.

Toàn tỉnh ra quân hưởng ứng “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” năm 2024
Thiếu nữ Huế & tết

“Tết” - chỉ một từ ấy thôi mà làm xao xuyến bao người, đặc biệt là với những thiếu nữ, lứa tuổi hoa chơm chớm như nụ hồng, rạo rực đón mùa xuân mới với bao mơ ước thầm kín trong tâm hồn thanh khiết, băng tâm.

Thiếu nữ Huế  tết
Ô tô ken dày các trục phố chính, cảnh sát giao thông phải căng mình điều tiết

Sáng 11/2 (mồng 2 Tết Nguyên đán Giáp Thìn), trên các tuyến phố chính như Lê Lợi, Hà Nội, Lê Duẩn, Hùng Vương...và hai đầu cầu Phú Xuân, Dã Viên (TP. Huế), tình trạng kẹt xe diễn ra nghiêm trọng. Lực lượng cảnh sát giao thông phải căng mình điều tiết giao thông để kéo giản lượng người, phương tiện qua lại an toàn.

Ô tô ken dày các trục phố chính, cảnh sát giao thông phải căng mình điều tiết
Đi lễ nhà thờ họ

Trong mưa xuân lất phất bay ngày đầu tiên của năm mới, dân làng lại tề tựu về nhà thờ họ với mâm cúng đủ đầy, mang theo bao ước vọng.

Đi lễ nhà thờ họ
Những người thức cùng mùa xuân

Trong thời khắc thiêng liêng của đất trời, người người, nhà nhà tạm xếp lại những bộn bề cuộc sống để ở bên cạnh người thân, đón chào năm mới. Tuy vậy, đâu đó vẫn có những con người lao động vẫn thầm lặng, miệt mài với công việc của mình.

Những người thức cùng mùa xuân

TIN MỚI

Return to top