Pháp thông qua luật do thám mới
TTH.VN - Ngày 24-6 Pháp thông qua luật do thám gây tranh cãi mới cấp quyền hạn triệt để để nghe lén công dân của nước này.
![]() |
Luật do thám mới cho phép chính phủ toàn quyền nghe lén người dân Ảnh: Reuters |
AFP cho biết luật do thám mới được thông qua cùng ngày với báo cáo của WikiLeaks về việc chính phủ Mỹ đã tiến hành nghe lén 3 đời tổng thống Pháp trong giai đoạn từ năm 2006 đến 2012.
Bản thân chính phủ Pháp cũng bày tỏ sự tức giận với việc Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) do thám các tổng thống Pháp.
Chính quyền Paris cho rằng luật mới là một bản cập nhật cần thiết cho những quy định về không gian mạng của nước này và đã được thông qua một cách áp đảo bởi các nhà lập pháp cả cánh tả lẫn cánh hữu.
Luật đã được soạn thảo trong một thời gian dài và được ủng hộ mạnh kể từ sau các vụ tấn công khủng bố xảy ra ở Paris vào tháng 1 năm nay khiến 17 người thiệt mạng.
Tuy nhiên luật vấp phải sự chỉ trích của các nhóm chính trị trong nước cũng như Tổ chức Ân xá Thế giới. Tổ chức Ân xá Thế giới mô tả luật như là một bước giúp Pháp "tiến gần hơn đến một nhà nước giám sát".
Sau vụ khủng bố tòa báo biếm họa Charlie Hebdo, nước Pháp vẫn đang trong tình trạng cảnh giác cao độ và đang phải vật lộn để theo dõi hàng trăm thanh niên Hồi giáo tìm cách sang Syria và Iraq để chiến đấu cho các phong trào thánh chiến hoặc trở về từ đó.
Cuộc bỏ phiếu đã diễn ra trong một thời điểm khó xử cho các nhà lập pháp của Pháp khi rò rỉ từ WikiLeaks làm dấy lên những tranh cãi ngoại giao giữa hai nước Pháp và Mỹ.
Luật mới của Pháp cho phép chính quyền do thám trên truyền thông kỹ thuật số và điện thoại di động của bất cứ ai có liên quan đến một cuộc điều tra "khủng bố" mà không cần sự cho phép của tòa án, các nhà cung cấp dịch vụ Internet và các công ty điện thoại.
Các nhà chức trách có quyền giữ các bản ghi âm trong vòng 1 tháng và siêu dữ liệu trong vòng 5 năm.
Theo Tuổi Trẻ
- Cảnh báo sức khỏe tâm thần cho 332 triệu trẻ em liên quan đến COVID-19 (05/03)
- Sơ tán hàng loạt người dân vì cảnh báo sóng thần trên toàn Thái Bình Dương (05/03)
- Singapore tiếp tục được bầu chọn là nền kinh tế tự do nhất thế giới (05/03)
- Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng vừa phải trong năm 2021 (05/03)
- Thái Lan thí điểm kế hoạch thu hút du khách nước ngoài trở lại (05/03)
- Moldova là quốc gia châu Âu đầu tiên nhận vaccine theo cơ chế COVAX (05/03)
- Ngành bảo hiểm châu Á vẫn lạc quan về triển vọng kinh tế (04/03)
- Mỹ thực hiện 75 chuyến bay trinh sát trên Biển Đông trong tháng 2 (04/03)
-
Sơ tán hàng loạt người dân vì cảnh báo sóng thần trên toàn Thái Bình Dương
- Moldova là quốc gia châu Âu đầu tiên nhận vaccine theo cơ chế COVAX
- Trạng thái bình thường mới trong xu hướng kỹ thuật số của các SME
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn
- Tổng Thư ký ASEAN đánh giá cao thành công Năm Chủ tịch của Việt Nam
- Anh sơ tán khẩn cấp 2.600 hộ dân do phát hiện bom
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết thúc giục quyền tiếp cận công bằng với vaccine COVID-19
- Hãng Pfizer nghiên cứu đề xuất tiêm nhắc mũi vắc-xin Covid-19 thứ 3
- Quan ngại về khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại Syria
-
UNICEF: 168 triệu học sinh trên toàn cầu không thể đến trường trong gần 1 năm qua vì COVID-19
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- G20 nhóm họp về phục hồi từ COVID-19, viện trợ cho các nước nghèo
- Nhu cầu công nghệ thúc đẩy sự phục hồi của các nhà máy châu Á
- Đại hội đồng Liên hợp quốc thảo luận về tình hình ở Myanmar
- Quan ngại về khoảng cách giàu - nghèo gia tăng
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn
- Anh sơ tán khẩn cấp 2.600 hộ dân do phát hiện bom
- Trạng thái bình thường mới trong xu hướng kỹ thuật số của các SME
- Ấn Độ: Thủ tướng Modi dùng vaccine COVID-19 nội địa, thúc đẩy chiến dịch tiêm chủng quốc gia