Y tế - Sức khỏe Y tế - Sức khỏe
Phát động phòng chống dịch bệnh cho học sinh
TTH - * Khi có 2 trẻ / lớp mắc bệnh kéo dài 7 ngày thì cả lớp nghỉ học 10 ngày
Tuy mới bước vào tuần đầu của năm học mới, nhưng do thời tiết nắng nóng và mưa xen kẽ thất thường là điều kiện thuận lợi cho một số dịch bệnh phát sinh phức tạp. Để phòng tránh dịch bệnh cho học sinh phổ thông và các cháu mẫu giáo, ngày 178, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) có công văn yêu cầu các trường học trên địa bàn tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh cho học sinh; đặc biệt là bệnh sốt xuất huyết và bệnh chân tay miệng… những dịch bệnh đang bùng phát ở nhiều tỉnh và trên địa bàn Thừa Thiên Huế cũng đã xuất hiện (tính đến ngày 5/8/2011, đã có 7 trường hợp theo dõi sốt xuất huyết và 35 trường hợp theo dõi bệnh tay chân miệng trên địa bàn 9 huyện, thị xã, thành phố).
Sở GD&ĐT cho biết cáo bệnh tập trung tại các vùng đông dân cư, nơi tập trung đông người, do vậy, nguy cơ mắc bệnh trong trường học rất cao, nhất là tại các nhà trẻ, mẫu giáo. Bệnh chân, tay, miệng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, tập trung ở nhóm trẻ dưới 3 tuổi, đồng thời đã xuất hiện ở cả trẻ lớn và người lớn. Để chủ động phòng chống dịch trong các đơn vị giáo dục, lãnh đạo sở yêu cầu các phòng GD&ĐT huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị trực thuộc thực hiện các nội dung, như: Kiện toàn Ban Chỉ đạo công tác y tế học đường; củng cố phòng y tế trường học, phân công cán bộ theo dõi, cảnh báo về tình hình dịch bệnh; chuẩn bị các điều kiện ứng phó với dịch trong nhà trường; tăng cường công tác truyền thông giáo dục cho học sinh, phụ huynh thực hiện tốt các hành vi vệ sinh cá nhân và môi trường; có kế hoạch triển khai hoạt động làm sạch đẹp cảnh quang môi trường, chủ động đối phó nhằm không để dịch xảy ra trong phạm vi mình phụ trách. Đồng thời, cần theo dõi, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh tay, chân, miệng, các trường hợp nghi ngờ sốt xuất huyết… để cách ly, thông báo cho gia đình và cơ quan y tế xử lý kịp thời. Chú trọng hướng dẫn vấn đề vệ sinh răng miệng, rửa tay với nước sạch và xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi chung đồ chơi, trước và sau khi nấu ăn; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Với người lớn, nếu chăm sóc trẻ thì cần lưu ý rửa tay sau mỗi lần thay tã, làm vệ sinh cho trẻ. Vệ sinh dụng cụ học tập, đồ chơi thường dùng của trẻ, sàn nhà, tay nắm cửa, nhà vệ sinh hằng ngày bằng nước sạch và xà phòng hoặc chất tẩy rửa thông thường. Đồ chơi, vật dụng được khử khuẩn định kỳ bằng cloramin B 2%. Các dụng cụ ăn uống cần được ngâm, tráng nước sôi trước khi sử dụng. Tham gia chiến dịch thau vét bọ gậy, diệt lăng quăng do địa phương phát động nhằm phòng chống dịch sốt xuất huyết...
Đối với trẻ mắc bệnh tay, chân, miệng cần tiến hành cách ly y tế tại nhà và tại các cơ sở y tế ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh và chỉ đến lớp khi hết các triệu chứng của bệnh. Khi có từ 2 trẻ trong một lớp trở lên bị mắc bệnh trong vòng 7 ngày, cần phải thông báo cho cơ sở y tế địa phương và đề xuất phương án cho lớp nghỉ học 10 ngày kể từ ngày khởi bệnh của ca cuối cùng để tránh lây lan mầm bệnh tay, chân, miệng; đồng thời báo cáo tình hình cho lãnh đạo cấp trên và TTYTHĐ để báo cáo lãnh đạo sở. Khi phát hiện trường hợp nghi ngờ sốt xuất huyết, nhà trường cũng phải báo cho cơ sở y tế địa phương để được hướng dẫn xử trí.
- Trên tuyến đầu chống dịch (26/02)
- Nỗ lực khống chế, không để dịch COVID-19 xuất hiện trên địa bàn (26/02)
- Nghị quyết của Chính phủ về mua và sử dụng vaccine phòng COVID-19 (26/02)
- Đại học Huế sẵn sàng công tác xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cho sinh viên (26/02)
- Sáng nay 26/2, Việt Nam thử nghiệm lâm sàng vắc xin COVID-19 giai đoạn 2 (26/02)
- Phân phối vắc xin COVID-19 bảo đảm kịp thời, minh bạch (26/02)
- Hoàn thành cài đặt ứng dụng Hue-S cho người dân Thừa Thiên Huế trước 28/2/2021 (25/02)
- 7 đợt tiêm 150 triệu liều vaccine COVID-19 cho toàn dân (25/02)
-
Nghị quyết của Chính phủ về mua và sử dụng vaccine phòng COVID-19
- Nỗ lực khống chế, không để dịch COVID-19 xuất hiện trên địa bàn
- Đại học Huế sẵn sàng công tác xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cho sinh viên
- Sáng nay 26/2, Việt Nam thử nghiệm lâm sàng vắc xin COVID-19 giai đoạn 2
- Sáng 21/2, không ca mắc COVID-19, gần 83% bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng
- Lấy mẫu xét nghiệm PCR COVID-19 cho gần 200 học viên bác sĩ nội trú
- Phòng chống đại dịch COVID-19: Liên tiếp những tin vui
- Việt Nam sẽ có 60 triệu liều vaccine phòng COVID-19 năm 2021
- Đề xuất ưu tiên tiêm vaccine COVID-19 đợt 1 cho nhân viên hàng không
- Sáng nay, Việt Nam không có ca mắc COVID-19 mới
-
Hơn 300 tình nguyện viên ĐH Huế hỗ trợ các chốt phòng, chống dịch
- Lấy mẫu xét nghiệm PCR COVID-19 cho gần 200 học viên bác sĩ nội trú
- Không để người dân từ vùng dịch vào địa bàn mà không được kiểm soát
- Sáng 21/2, không ca mắc COVID-19, gần 83% bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng
- Xử phạt nghiêm các trường hợp cố tình khai gian dối để được xét nghiệm COVID-19
- Chủ động, linh hoạt hơn nữa trong xử lý tình huống
- Đơn giản hóa thủ tục, ứng dụng công nghệ vào khám, chữa bệnh
- Phòng chống đại dịch COVID-19: Liên tiếp những tin vui
- Xét nghiệm COVID-19 cho hơn 350 thanh niên chuẩn bị nhập ngũ
- Sáng 22/2, Hải Dương thêm 4 ca mắc Covid-19
-
Nghị quyết của Chính phủ về mua và sử dụng vaccine phòng COVID-19
- Đại học Huế sẵn sàng công tác xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cho sinh viên
- Sáng nay 26/2, Việt Nam thử nghiệm lâm sàng vắc xin COVID-19 giai đoạn 2
- Phân phối vắc xin COVID-19 bảo đảm kịp thời, minh bạch
- Đơn giản hóa thủ tục, ứng dụng công nghệ vào khám, chữa bệnh