ClockThứ Năm, 06/08/2020 06:15

Phát triển bền vững các làng nghề & nghề truyền thống

TTH - Không ngừng cải tiến mẫu mã, chất lượng đi kèm với sự hỗ trợ kinh phí để giúp các làng nghề và nghề truyền thống (LN & NTT) phát triển bền vững là một trong những mục tiêu của TX. Hương Thủy trong thời gian tới.

148 tỷ đồng xây dựng khu làng nghề truyền thống kết hợp dịch vụ du lịch

Nguồn vốn khuyến công giúp anh Huỳnh Thế Tiến đầu tư máy móc hiện đại phục vụ nghề rèn

Đòn bẩy từ nguồn vốn khuyến công

Hiện, TX. Hương Thủy có 3 đơn vị được công nhận LN & NTT, gồm: làng nghề tăm hương Vĩ Dạ (xã Thủy Bằng), làng nghề chổi đót Thanh Lam (P. Thủy Phương) và nghề rèn truyền thống cầu Vực (P. Thủy Châu) với giá trị sản xuất ước đạt từ 18-20 tỷ đồng/năm, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho hàng trăm lao động địa phương.

Những thành quả đó, ngoài nỗ lực của các làng nghề thì hỗ trợ kịp thời từ nguồn vốn khuyến công chính là đòn bẩy để các làng nghề mạnh dạn đầu tư, đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. “Để hỗ trợ, khuyến khích các cơ sở trong khu vực LN & NTT duy trì, phát triển, hàng năm, ngân sách thị xã dành từ 200 - 250 triệu đồng hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở trong làng nghề cải tiến thiết bị, đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm”, ông Nguyễn Đắc Tập, Phó Chủ tịch UBNDTX. Hương Thủy cho biết.

Làng nghề tăm hương Vĩ Dạ (xã Thủy Bằng) có khoảng 30 hộ thành viên. Trước đây, do làm bằng thủ công nên trung bình mỗi hộ chỉ thu nhập từ 4 - 5 triệu đồng/tháng. Từ nguồn vốn khuyến công của thị xã, một số cơ sở đã được đầu tư thiết bị hiện đại, giúp tăng sản lượng và thu nhập gấp 3 - 4 lần.

“Trước đây 2 vợ chồng tôi làm thâu đêm nhưng mỗi tháng chỉ được 4,5 triệu đồng. Từ khi được đầu tư mua mới máy cắt và chẻ tăm tự động, sản phẩm không chỉ đảm bảo chất lượng, mẫu mã đẹp mà từ 5-7 tạ ban đầu đã lên 4-5 tấn/tháng, trừ mọi chi phí, vợ chồng tôi thu lãi từ 15 – 20 triệu đồng”, anh Ngô Đình Tuấn, chủ một cơ sở sản xuất tăm hương ở thôn Vĩ Dạ (xã Thủy Bằng) cho biết.

Nghề rèn truyền thống ở cầu Vực (P. Thủy Châu) có 20 hộ, trước đây, tất cả đều làm bằng thủ công nên khả năng cạnh tranh hạn hẹp. Từ năm 2008, nhờ tư vấn, hỗ trợ của Sở NN&PTNN, Sở Công thương và nguồn kinh phí hỗ trợ của UBND TX. Hương Thủy, đến nay, một số cơ sở rèn đã được đầu tư mua mới máy móc, thiết bị hiện đại giúp nâng chất lượng, sản lượng, mẫu mã và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Anh Huỳnh Thế Tiến, chủ cơ sở rèn Trường Tiến (cầu Vực, P. Thủy Châu) chia sẻ: “Từ kinh phí hỗ trợ của thị xã, cơ sở rèn của tôi đã được đầu tư xây dựng quầy trưng bày sản phẩm, mua mới máy dập trục khuỷu, máy cán, máy khoan và máy búa nén khí với công dụng dập phôi thô, giải quyết được khâu nặng nhất của quy trình tạo ra sản phẩm rèn. Kết hợp công nghệ hiện đại với phương pháp rèn truyền thống, những sản phẩm ngày càng tinh xảo, chất lượng, giá thành hạ và nâng cao cạnh tranh trên thị trường. Hiện, doanh thu từ nghề rèn mang lại cho gia đình tôi trên 200 triệu đồng mỗi năm.

Tiếp tục cải tiến, tăng sức cạnh tranh

Theo ông Nguyễn Đắc Tập, nhằm thúc đẩy tiểu thủ công nghiệp (TTCN) phát triển, nhất là TTCN trong các LN&NTT, những năm qua, Hương Thủy đã chủ động phối hợp với các sở, ngành triển khai xây dựng chỉ dẫn địa lý, đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, hỗ trợ xây dựng thương hiệu, nhãn mác sản phẩm, đồng thời, ban hành các cơ chế, chính sách nhằm bảo tồn và phát triển các ngành, nghề TTCN, trong đó có các LN&NTT.

“Sau khi chính quyền địa phương phối hợp Sở Khoa học & Công nghệ tổ chức lấy ý kiến để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể năm 2019, hiện, Làng nghề chổi đót Thanh Lam đã hội đủ các tiêu chí và chỉ đợi Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học & Công nghệ chính thức công nhận. Với việc được khách hàng trong cả nước ưa chuộng cũng như đã xuất khẩu sang một số nước như Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia…, đăng ký để được bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Làng nghề chổi đót Thanh Lam” sẽ giúp các gia đình có điều kiện phát triển sản xuất bền vững, đảm bảo sở hữu đối với các sản phẩm, ngăn chặn hành vi sao chép nhãn hiệu và tăng sức cạnh tranh”, ông Tập nói.

Để quảng bá thương hiệu, tạo động lực cho các LN&NTT phát triển, ngoài xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ, Hương Thủy ưu tiên đầu tư xây dựng hạ tầng cụm CN, TTCN, đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các làng nghề tham gia hoạt động xúc tiến thương mại để quảng bá các sản phẩm truyền thống của địa phương. Tuy nhiên, để LN&NTT phát triển bền vững thì cần có chính sách hỗ trợ về thuế, tín dụng... để tạo điều kiện các làng nghề chủ động phát triển, có như vậy mới lưu giữ, phát huy được các giá trị truyền thống của địa phương.

“Hiện, ở Hương Thủy, các LN&NTT đã phục hồi, các sản phẩm nông thôn xuất xứ từ làng nghề cũng được nhiều nơi biết đến. Không chỉ vậy, Hương Thủy luôn có các sản phẩm được bình chọn là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh, khu vực và cấp quốc gia, là tinh dầu tràm Kim Vui và đàn Tân Châu.

Để LN&NTT phát triển bền vững, sắp đến, thị xã sẽ huy động các LN&NTT, các sản phẩm kinh doanh ở nông thôn tiếp tục cải tiến mẫu mã, chất lượng theo chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, cũng như có sự hỗ trợ kinh phí nhất định trong quá trình này”, ông Tập thông tin.

Bài, ảnh: Hàn Đăng

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4: Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng

Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là bước tiến quan trọng. Tỉnh đã nhanh chóng bắt tay vào việc triển khai, thực hiện quy hoạch. Một thành phố trực thuộc Trung ương đang được hình thành, và Huế hứa hẹn sẽ trở thành nơi đáng sống, an toàn và thịnh vượng.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4 Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng
Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 3: Nhận diện phương án phát triển kinh tế - xã hội

Mặc dù Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chưa lâu, song những định hướng của bản quy hoạch dường như đã được tỉnh “thực tiễn hóa” khá sớm, đặc biệt các phương án phát triển kinh tế - xã hội.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 3 Nhận diện phương án phát triển kinh tế - xã hội
Phát triển du lịch, quan trọng là phát triển nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đang là thách thức đối với du lịch Việt Nam trước yêu cầu hội nhập quốc tế. Thừa Thiên Huế xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, để phát triển du lịch, phải đặc biệt quan tâm phát triển nguồn nhân lực.

Phát triển du lịch, quan trọng là phát triển nguồn nhân lực

TIN MỚI

Return to top