ClockThứ Sáu, 11/10/2019 06:00
Chào mừng Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số toàn tỉnh lần thứ III năm 2019

Phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số

TTH - Theo Trưởng ban Dân tộc tỉnh Hồ Xuân Trăng, giải pháp thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc là lồng ghép triển khai các chương trình, hợp phần dự án vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).

Nữ trí thức dân tộc thiểu số vươn lên khẳng định mìnhCải thiện đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu sốNghiệm thu đề tài nghiên cứu thay đổi tập quán tiêu dùng đồng bào thiểu số

Hạ tầng huyện miền núi A Lưới được đầu tư đồng bộ

Đầu tư hạ tầng đồng bộ

Xã A Ngo (A Lưới) có 877 hộ, với 3.567 nhân khẩu, trong đó dân tộc Tà Ôi chiếm trên 80%. Lồng ghép các dự án phát triển kết cấu hạ tầng, từ năm 2015 đến 2017, A Ngo tranh thủ các nguồn vốn hoàn thành các hạng mục công trình trong dự án khu tái định cư Khe Bùn thuộc chương trình “Di dân, định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số”. Nhiều công trình bức thiết của dự án như đường dân sinh, lưới điện hạ thế, hệ thống nước sạch, kênh mương nội đồng... được chính quyền xã ưu tiên thực hiện trước, với tổng mức đầu tư gần 7 tỷ đồng.

Chị Hồ Thị Nghệ chỉ sau mấy năm đến định cư ở đây đã có cuộc sống khá đầy đủ, chia sẻ: “Nhờ các cấp quan tâm chăm lo đời sống cho đồng bào, hỗ trợ xây nhà tái định cư, làm đường, cấp đất sản xuất… nên bà con có cuộc sống ổn định hơn”.

Lồng ghép vào chương trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, các chính sách xóa nhà tạm, Chương trình 134, 135, 160...được xã A Ngo triển khai hiệu quả. Tất cả các thôn đều có lưới điện quốc gia, trạm truyền thanh, các trường học xây dựng khang trang. Xã có bưu điện văn hóa, trạm y tế, nhà sinh hoạt cộng đồng. Hệ thống đường giao thông liên xã, liên thôn được bê tông hóa, nhựa hóa 100%.

Từ một xã có tỷ lệ hộ nghèo cao trên 25% vào năm 2015, sau 5 năm thực hiện các chương trình thuộc chính sách dân tộc, tỷ lệ hộ nghèo của A Ngo giảm hiện chỉ còn 4,7% (42 hộ); 2 thôn đặc biệt khó khăn của xã đã ra khỏi Chương trình 135, đưa địa phương lên vị trí top đầu trong thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn huyện A Lưới.

Nâng cao thu nhập

Giai đoạn 2016-2020, các xã đề xuất chủ yếu hỗ trợ giống cây trồng như lúa, ngô lai, cây keo phục vụ trồng rừng, phân bón và hỗ trợ giống bò, lợn, gia cầm... Dưới sự hướng dẫn của ngành nông nghiệp, sự phối hợp của Ban Dân tộc tỉnh, các mô hình nhóm hộ sản xuất, nuôi, trồng tập trung giúp đồng bào các địa phương có thu nhập ổn định.

Theo ông Trần Xuân Bí, ở xã Hương Sơn (Nam Đông), việc phân bổ kinh phí hằng năm thực hiện các chương trình phát triển đàn gia súc, gia cầm, mô hình kinh tế vườn với các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như cam, bưởi, thanh trà… giúp các hộ đồng bào như gia đình ông có được khoản thu nhập 150 – 200 triệu đồng mỗi năm.

Nổi bật trong lĩnh vực này có nhiều hộ thu nhập trên 200 triệu đồng/năm như hộ Lê Thị Hương ở xã Thượng Lộ, Hồ Văn Lùng ở xã Thượng Nhật, Phạm Văn Kinh ở  xã Thượng Long, Trần Văn Chia ở  xã Thượng Quảng (Nam Đông); Hồ Thị Him ở xã Hồng Vân, Lê Thanh Hồng ở xã Hương Lâm, Nguyễn Thị Hạnh ở xã A Ngo, Quỳnh Trân ở xã A Roàng, Hồ Văn Bơi ở xã Hương Nguyên (A Lưới); Lê Văn Đài ở xã Hồng Tiến (Hương Trà), Hồ Văn Phai ở xã Xuân Lộc (Phú Lộc)…

Đầu tư ở lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại vùng DTTS dần được khẳng định. Huyện A Lưới đã có 2 sản phẩm được tỉnh cấp giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn là nhãn hiệu Zèng tập thể và chổi đót của HTX Hoàn Thiện (A Ngo). Nhiều HTX sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở các địa phương khác đều do bà con người DTTS điều hành là một bước tiến mới trong việc nâng cao trình độ, nhận thức, tư duy lựa chọn nghề, tạo thu nhập của bà con, nhất là từ lĩnh vực thương mại.

Lồng ghép để chính sách hiệu quả

Theo Trưởng ban Dân tộc tỉnh Hồ Xuân Trăng, tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn DTTS toàn tỉnh từ 2014-2019 đạt hơn 51 tỷ đồng, với hơn 5.930 hộ được hưởng lợi. Các mô hình phát triển sản xuất chủ yếu như nuôi bò sinh sản, nuôi gà thả vườn hoặc đệm lót sinh học; nuôi dê, cá nước ngọt, trồng chuối…

Nhiều tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản được chuyển giao cho đồng bào DTTS đã làm thay đổi tập quán từ sản xuất quảng canh sang thâm canh, cho năng suất, chất lượng, hiệu quả sản phẩm ngày càng tăng. Đã hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, sản phẩm mang tính hàng hoá như cao su, sắn công nghiệp; cam, chuối, bò, heo, dê thương phẩm…

Đối với lĩnh vực lâm nghiệp, vấn đề cần quan tâm là hỗ trợ người dân chọn cây giống chất lượng cao, kỹ thuật thâm canh rừng để tạo những khu rừng trồng có năng suất cao. Đồng thời, thành lập các HTX lâm nghiệp bền vững với mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm rừng trồng, ổn định kinh tế và phát triển bền vững cho hộ dân vùng DTTS.

Các mô hình dự án phát triển sản xuất thuộc chương trình mục tiêu quốc gia cần tập trung theo lợi thế ở mỗi địa phương, tạo chuỗi liên kết giá trị phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS, tiến đến xây dựng thương hiệu cho từng sản phẩm.

Ngoài chuyển giao kỹ thuật như lâu nay, việc chú trọng đào tạo nghề gắn với hoạt động của các doanh nghiệp, chủ trang trại sản xuất nông - lâm nghiệp trong và ngoài địa bàn là yếu tố tăng khả năng giải quyết việc làm, đảm bảo nguồn nhân lực lao động qua đào tạo có chất lượng, góp phần phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS trên địa bàn toàn tỉnh.

Toàn tỉnh có 46 xã miền núi có đồng bào DTTS, với trên 54.350 người gồm các dân tộc Pa Cô, Tà Ôi , Cơ Tu, Bru Vân Kiều, Pa Hy, Hoa, Mường, Thái và Thổ. Phấn đấu đến năm 2024, vùng DTTS có thu nhập bình quân đầu người đạt 40 – 42 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống dưới 15%.

Bài, ảnh: Bá Trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đại hội Hội Võ thuật TP. Huế nhiệm kỳ 2024 - 2029

Sáng 10/3, Ban vận động thành lập Hội Võ thuật TP. Huế tổ chức Đại hội Hội Võ thuật TP. Huế nhiệm kỳ I, 2024 - 2029. Tham dự có lãnh đạo TP. Huế; đại diện các hội, hiệp hội và liên đoàn võ thuật các tỉnh thành trong khu vực; các võ sư, huấn luyện viên trong và ngoài tỉnh cùng 30 hội viên hội võ thuật trên địa bàn.

Đại hội Hội Võ thuật TP Huế nhiệm kỳ 2024 - 2029
Người miền núi làm nông nghiệp tuần hoàn

Từ khi biết làm nông nghiệp, chuyện nuôi lợn, bò, trồng lúa nước… không còn là chuyện lạ đối với nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở A Lưới. Nhưng làm nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn là một tầm cao mới mà người đồng bào thiểu số nơi đây đã làm được là “chuyện lạ có thật”.

Người miền núi làm nông nghiệp tuần hoàn
Đại hội Hội Thanh trà Huế lần thứ I, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Sáng 20/1, Ban vận động thành lập Hội Thanh trà Huế tổ chức Đại hội Hội Thanh trà Huế lần thứ I, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Tham dự có UVTV Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ Nguyễn Chí Tài; lãnh đạo các sở, ban ngành và các địa phương trên địa bàn tỉnh.

Đại hội Hội Thanh trà Huế lần thứ I, nhiệm kỳ 2024 - 2029
Return to top