ClockThứ Bảy, 19/08/2017 05:51

Phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ môi trường

TTH - Trong điều kiện biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường (ONMT) ngày càng phức tạp, để phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững, Phú Vang định hướng người dân chú trọng gắn sản xuất kinh doanh với bảo vệ môi trường (BVMT).

Phú Thuận ra quân dọn vệ sinh môi trường biển

Giữ gìn môi trường bãi biển

Với diện tích trên 6.800 ha mặt nước, ngoài những bãi biển đẹp tại thị trấn Thuận An và các xã: Phú Thuận, Phú Diên, Vinh Thanh..., Phú Vang còn có nhiều cảnh quan tự nhiên giữ được nét đẹp hoang sơ, như: đầm Sam Chuồn, đầm Hà Trung, đầm Thủy Tú nằm trong hệ thống đầm phá Tam Giang – Cầu Hai… thu hút lượng khách du lịch về tắm biển, nghỉ dưỡng hàng năm lên đến hàng vạn lượt người.

Khai thác du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn ở xã Phú Thuận. Nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, hàng năm, chính quyền địa phương huy động tổng lực các lực lượng cựu chiến binh, phụ nữ, đoàn viên, thanh niên, học sinh… tổ chức nhiều đợt ra quân dọn vệ sinh bãi biển, các tuyến đường lân cận và rừng phòng hộ…

Chủ nhà hàng Thứ tại Bãi tắm Phú Thuận, trải lòng: “Thấy du khách tỏ ra hài lòng, chúng tôi rất tự hào nên ai cũng có ý thức trong việc BVMT, đầu tư những vật dụng cần thiết như giỏ rác, bào bì… đầy đủ để nhân viên và du khách bỏ rác đúng nơi quy định”.

Điều ghi nhận, cảnh quan trên các bãi tắm đã được cải thiện nhiều, không còn tình trạng bao ni lông đựng thức ăn, chai lọ vứt bừa bãi như trước đây, ở đâu cũng dễ tìm thấy những thùng đựng rác to, đẹp để mọi người dễ dàng cho rác vào.

Ông Nguyễn Trường Chính, Chủ tịch UBND xã Vinh Thanh cho biết: “Bên cạnh việc nhắc nhở các cơ sở kinh doanh thường xuyên tổng vệ sinh và yêu cầu tổ thu gom rác thải thu gom kịp thời, không để ảnh hưởng đến cảnh quan và gây mùi hôi thối xung quanh khu vực kinh doanh, định kỳ mỗi tháng 1 lần, nhân viên trạm y tế xã có nhiệm vụ phun thuốc diệt trừ ruồi nhặng để hạn chế đáng kể tình trạng ONMT biển”.

Nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững

Đến nay, Phú Vang đã chuyển được 2.293 ha ao hồ vốn nuôi chuyên tôm sang nuôi xen ghép (chiếm 97%). Diện tích NTTS tiếp tục được mở rộng, từng bước hình thành vùng nguyên liệu tập trung để phát triển chế biến xuất khẩu.

Trước đây, người dân địa phương chủ yếu nuôi chuyên tôm, nhưng do thức ăn nuôi tôm chủ yếu là thức ăn công nghiệp, lượng thức ăn dư thừa tích tụ lâu ngày khiến môi trường nước ngày càng bị ô nhiễm, không ít hộ mất trắng do tôm chết vì bị nhiễm dịch bệnh. Để hướng đến nuôi trồng bền vững, chính quyền địa phương và người dân Phú Vang không ngừng đổi mới phương thức NTTS. Qua các buổi tập huấn và các mô hình nuôi thử nghiệm, nhiều hộ NTTS đã chọn mô hình nuôi xen ghép nhiều loại thủy sản trong cùng hồ nuôi.

Ông Nguyễn Văn Hòa, một trong những hộ NTTS ở xã Phú Diên phân tích: Các loại thủy sản nuôi chung bao gồm: cá kình, cá dìa, tôm, cua. Với đặc điểm sống phân tầng, sự hoạt động của cá trên mặt nước giúp tăng lượng oxy trong nước, cua ở tầng đáy tận dụng thức ăn của cá và tôm nên hạn chế đáng kể ONMT nước; nhờ đó, giảm thiểu dịch bệnh. Hơn 10 năm NTTS theo mô hình xen ghép, rủi ro mà ông Hòa gặp phải chỉ dừng ở mức biến động giá cả nên kinh tế gia đình ổn định, mỗi năm trừ chi phí chăn nuôi và sinh hoạt, gia đình ông còn tiết kiệm được hơn trăm triệu đồng.

Phú Vang cũng đã hoàn thành công tác giải tỏa, sắp xếp nò sáo, luồng lạch, khoanh vùng bảo vệ nhằm bảo đảm môi trường và nguồn lợi thuỷ sản.

Riêng năm 2017, huyện đầu tư gần 9 tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng cho NTTS gồm các hạng mục: hệ thống kênh cấp, nạo vét kênh thoát, ao lắng, ao xử lý các vùng nuôi tôm cao triều… từng bước hạn chế dịch bệnh và ổn định sản xuất.

Ông Hồ Viết Nhuận, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Vang cho biết: Để đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, bên cạnh việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hình thành các cụm kinh tế, văn hóa - xã hội vùng biển và vùng cát; phát triển ngành nghề, dịch vụ, du lịch gắn với BVMT, huyện sẽ có chính sách hỗ trợ tạo điều kiện cho ngư dân tiếp tục nâng cấp, cải hoán tàu thuyền để đánh bắt xa bờ, trung bờ, góp phần hạn chế tình trạng khai thác ven bờ ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản và ô nhiễm môi trường biển.

Bài, ảnh: HƯƠNG LAN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4: Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng

Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là bước tiến quan trọng. Tỉnh đã nhanh chóng bắt tay vào việc triển khai, thực hiện quy hoạch. Một thành phố trực thuộc Trung ương đang được hình thành, và Huế hứa hẹn sẽ trở thành nơi đáng sống, an toàn và thịnh vượng.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4 Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng
Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 3: Nhận diện phương án phát triển kinh tế - xã hội

Mặc dù Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chưa lâu, song những định hướng của bản quy hoạch dường như đã được tỉnh “thực tiễn hóa” khá sớm, đặc biệt các phương án phát triển kinh tế - xã hội.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 3 Nhận diện phương án phát triển kinh tế - xã hội
Phát triển du lịch, quan trọng là phát triển nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đang là thách thức đối với du lịch Việt Nam trước yêu cầu hội nhập quốc tế. Thừa Thiên Huế xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, để phát triển du lịch, phải đặc biệt quan tâm phát triển nguồn nhân lực.

Phát triển du lịch, quan trọng là phát triển nguồn nhân lực

TIN MỚI

Return to top