ClockThứ Sáu, 11/03/2016 14:56

Phát triển làng nghề đặc sản

TTH - Phát triển các làng nghề sản xuất đặc sản Huế là một trong những đề án quan trọng đang được Sở Công thương triển khai với mục đích thu hút du khách tham quan, mua sắm để khai thác tiềm năng và thế mạnh tại các làng nghề truyền thống ở các địa phương.

Khai thác tiềm năng      

Làng nghề chế biến dầu tràm Lộc Thủy (Phú Lộc) tồn tại từ hàng trăm năm nay, song bắt đầu từ năm 2000, khi có các chính sách hỗ trợ, làng nghề bắt đầu khởi sắc. Trong năm 2015, UBND huyện tiếp tục đẩy mạnh triển khai các hạng mục thuộc đề án khôi phục và phát triển làng nghề sản xuất, chế biến dầu tràm Lộc Thủy, làng nghề được tiếp thêm sức mạnh để các cơ sở chế biến dầu tràm đầu tư công nghệ mới, quy trình sản xuất hiện đại, phát triển sản xuất, đồng thời hình thành tuyến “phố dầu tràm” phục vụ khách.

Phó Phòng Kinh tế & Hạ tầng huyện Phú Lộc, ông Trương Thanh Tín cho biết: “Với mục đích phát triển làng nghề sản xuất đặc sản dầu tràm Lộc Thủy, ngoài các nguồn hỗ trợ từ vốn khuyến công và khôi phục nghề, năm 2015, UBND huyện thực hiện quy hoạch phát triển nguồn nguyên liệu đáp ứng nhu cầu sản xuất. Trong đó, quy hoạch 20 ha đất tại các địa phương để trồng tràm, hiện đã trồng 4 ha, diện tích còn lại sẽ triển khai trong năm 2016 và các năm tới để đảm bảo đủ nguyên liệu phục vụ cho 60 cơ sở sản xuất dầu tràm”.

Đề án xây dựng mô hình chưng cất tinh dầu tràm quy mô hộ gia đình theo hướng thân thiện với môi trường, với tổng kinh phí gần 200 triệu đồng cũng đã hoàn thành, giúp các cơ sở phát triển nghề theo hướng quy mô hiện đại và bảo vệ môi trường. “Được huyện hỗ trợ vốn đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu sản phẩm để hạn chế hàng giả, hàng nhái, tạo uy tín với khách hàng nên chúng tôi rất vui. Hiện, cơ sở đang đầu tư lò chưng cất dầu tràm đạt chuẩn và mở rộng hệ thống đại lý tại các tỉnh miền Trung, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách”, chị Lê Thị Linh, chủ cơ sở sản xuất dầu tràm Trường Hải nói.

Làng nghề chế biến thủy hải sản Tân Thành ở xã Quảng Công (Quảng Điền) có gần 100 cơ sở chuyên chế biến nước mắm và các loại mắm, ruốc đặc sản vùng đầm phá Tam Giang, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho hàng trăm hộ dân, đồng thời tạo đặc sản phục vụ du khách cả nước và xuất khẩu. “Năm 2016, cơ sở sẽ đầu tư vốn xây dựng nhà xưởng, nhà trưng bày sản phẩm và sản xuất thêm một số đặc sản đầm phá như cá khô, mực khô và một số loại mắm Huế nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân và khách du lịch”, chủ cơ sở chế biến thủy hải sản, bà Hồ Thị Giang chia sẻ.

Tiếp tục hỗ trợ làng nghề

Giám đốc Sở Công thương, ông Nguyễn Thanh cho biết: “Cùng với các chương trình khôi phục và phát triển nghề, làng nghề truyền thống và đề án phát triển đặc sản tỉnh, trong năm 2016 sở triển khai chương trình phát triển các làng nghề sản xuất đặc sản tại các địa phương nhằm khai thác tiềm năng sẵn có, tạo động lực để thúc đẩy các cơ sở làng nghề phát triển theo hướng bền vững.

Hiện, toàn tỉnh có khá nhiều làng nghề sản xuất đặc sản nổi tiếng như đúc đồng Phường Đúc, mộc Mỹ Xuyên, bún Vân Cù, hoa giấy Thanh Tiên, thêu Thuận Lộc… Tuy nhiên, khó khăn hiện nay của các làng nghề là đa số các cơ sở sản xuất theo mô hình cá thể nên rất khó khăn về vốn, công tác đào tạo nghề và đầu ra cho sản phẩm.

Cùng với các địa phương trong tỉnh, huyện Quảng Điền đang tập trung triển khai đề án phát triển các làng nghề đặc sản theo 3 mô hình, đó là đặc sản- nông sản, đặc sản- thủ công mỹ nghệ và đặc sản- ẩm thực. “Năm 2016, UBND huyện tiếp tục hỗ trợ cho 2 làng nghề mây tre đan Bao La và Thủy Lập, bún Ô Sa, chế biến thủy hải sản Tây Hải và Tân Mỹ, đồng thời khôi phục lại nghề nón lá Hạ Lang. Trước mắt, huyện đang lập đề án xin kinh phí hỗ trợ HTX Bao La xây dựng nhà trưng bày sản phẩm kết hợp thao diễn nghề phục vụ khách du lịch.” Trưởng Phòng Kinh tế & Hạ tầng huyện Quảng Điền, ông Lê Ngọc Bảo cho biết.

Đối với các làng nghề nằm trên địa bàn huyện Phú Vang như hoa giấy Thanh Tiên, tranh làng Sình, nón lá Mỹ Lam, mặc dù đã được hỗ trợ công tác đào tạo nghề và đầu tư thiết bị, song vẫn chưa thu hút du khách trực tiếp đến các làng nghề. “Để phát triển làng nghề và thu hút khách du lịch, tỉnh nên đầu tư vốn xây dựng một số biển quảng bá, giới thiệu về làng nghề cũng như bảng chỉ đường để du khách dễ dàng nhận biết. Lâu nay, có khá nhiều du khách tự tìm đến đây và rất khó khăn để tìm ra các gia đình sản xuất hoa giấy để tham quan, mua sản phẩm”, nghệ nhân hoa giấy, họa sĩ Thân Văn Huy nói.

THANH HƯƠNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy tiêu thụ hàng lưu niệm - đặc sản Huế

Sau thời gian dài ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, đón đầu thời cơ mở cửa thị trường du lịch quốc tế và phát triển thị trường tiêu thụ, Trung tâm Xúc tiến thương mại (XTTM), Sở Công thương đẩy mạnh công tác quảng bá, giới thiệu và hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm đặc sản theo chuỗi giá trị và hàng lưu niệm.

Thúc đẩy tiêu thụ hàng lưu niệm - đặc sản Huế
Chị em tiểu thương chợ Đông Ba trổ tài

Hoạt động thi trưng bày gian hàng đặc sản, trình diễn thời trang áo dài... được Ban Quản lý (BQL) chợ Đông Ba tổ chức chiều 8/3 nhân kỷ niệm 112 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ, đồng thời thắt chặt tình đoàn kết giữa tiểu thương và cán bộ công nhân viên đơn vị.

Chị em tiểu thương chợ Đông Ba trổ tài
Thúc đẩy tiêu thụ đặc sản Huế

Dù ảnh hưởng của dịch COVID-19, song nhiều doanh nghiệp (DN), cơ sở sản xuất đặc sản Huế đã liên kết với các DN, đại lý trong và ngoài nước để tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, chuyển đổi từ bán hàng trực tiếp sang các kênh thương mại điện tử (TMĐT), góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh (SXKD), mở rộng thị trường.

Thúc đẩy tiêu thụ đặc sản Huế
Nghĩ từ “Món Huế 36 phố phường”

Huế mở rộng đã có 36 phường, xã nên nhiều người nói vui rằng từ nay đặc sản Huế đã có thể gọi là “Món Huế 36 phố phường”. Việc giới thiệu đặc sản truyền thống địa phương tại tuyến phố đi bộ Hoàng thành Huế đã làm cho Huế trở nên nhộn nhịp từ những ngày trước tết.

Nghĩ từ “Món Huế 36 phố phường”
Phát triển sản phẩm du lịch đêm

Là thành phố du lịch, thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam, song lâu nay TP. Huế chưa có nhiều địa điểm du lịch, dịch vụ về đêm. Phát triển các sản phẩm du lịch, dịch vụ ban đêm là đề án đang được TP. Huế và các ban ngành triển khai nhằm tạo ra nhiều điểm đến về đêm nhằm thu hút khách.

Phát triển sản phẩm du lịch đêm

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top