ClockThứ Sáu, 18/05/2018 08:30

Phát triển sản xuất bền vững

TTH - Đừng để xảy ra thêm một sự cố nào tương tự sự cố ô nhiễm môi trường biển như vừa qua là kiến nghị và cũng là mong mỏi của ngư dân Thuận An (Phú vang) nói riêng, ngư dân cả nước nói chung với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với địa phương chuẩn bị cho Hội nghị tổng kết công tác chỉ đạo ổn định đời sống và sản xuất kinh doanh người dân 4 tỉnh miền Trung diễn ra ngày 17/5 tại Quảng Trị.

Liên kết từ sản xuất đến bao tiêu sản phẩmKết nối sản xuất với thị trườngSản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóaCâu lạc bộ khuyến nông cơ sở: “Kênh mới” trong sản xuất nông nghiệpNgành sản xuất Mỹ tăng trưởng nhanh trong tháng 2

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại hội nghị, sự cố môi trường biển do Formosa gây ra xảy ra từ tháng 4/2016 tại 4 tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, được xem là rất nghiêm trọng; gây thiệt hại về môi trường, hệ sinh thái và nguồn lợi hải sản, ảnh hưởng lớn đến đời sống sản xuất kinh doanh của khoảng 510.000 người. Formosa đã phải nhận hoàn toàn trách nhiệm, công khai xin lỗi và bồi thường 500 triệu USD. Tính đến ngày 10/5/2018, tổng kinh phí các tỉnh đã phê duyệt để chi trả hỗ trợ, bồi thường thiệt hại là 6.516 tỉ đồng; riêng Thừa Thiên Huế là 972,8 tỉ đồng và đã chi trả đạt 100%.

Theo đánh giá của các ngành chức năng, đến nay chất lượng nước biển, môi trường biển đã được khôi phục, hoạt động khai thác, nuôi trồng, kinh doanh thủy hải sản, sản xuất muối, các khu du lịch biển, bãi tắm của 4 tỉnh miền Trung đã trở lại hoạt động bình thường.

Khó khăn dần qua, cuộc sống người dân từng bước ổn định, nhiều bài học được rút ra, nhưng cốt lõi phải nhất quán quan điểm đầu tư phát triển bền vững, không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế, không thu hút đầu tư bằng mọi giá.

Thực tế thời gian qua, trong quá trình phát triển không ít địa phương xem nhẹ vấn đề môi trường. Chuyện các dòng kênh đen, thủy hải sản chết do ô nhiễm từ chất thải, nước thải các nhà máy hoặc thi công các công trình từng xảy ra trên phạm vi cả nước.

Tại khu vực miền Trung, để khai thác tiềm năng, thế mạnh vùng ven biển, thời gian qua các địa phương có nhiều dự án đầu tư lớn nhỏ, từ cảng biển, sản xuất công nghiệp đến nuôi trồng thủy sản… Ở tỉnh ta, tình trạng ô nhiễm môi trường biển đã xuất hiện rải rác do người dân đổ chất thải nuôi heo, xả nước thải nuôi tôm chưa qua xử lý ra biển. Một số cơ sở sản xuất từng bị liệt vào danh sách “đen” gây ô nhiễm môi trường như làng nghề sản xuất vôi hàu Lăng Cô (Phú Lộc).

Việc đầu tư phát triển sản xuất là cần thiết, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội cho các địa phương và nâng cao đời sống người dân. Để đảm bảo yêu cầu phát triển sản xuất bền vững, việc cân nhắc, quyết định đầu tư là vô cùng quan trọng. Chẳng hạn quyết định không đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện ở Cù Dù (Lộc Vĩnh, Phú Lộc) trước đây của tỉnh là một ví dụ. Nếu xây dựng nhà máy, nguồn thu ngân sách của tỉnh lúc đó sẽ tăng gấp đôi, nhưng chắc chắn cả vùng Chân Mây sẽ bị ảnh hưởng, sẽ chẳng có “dự án tỷ đô” của Laguna và cơ hội phát triển khu du lịch Chân Mây- Lăng Cô hôm nay.

Từ câu chuyện trên để thấy, phát triển sản xuất bền vững vừa là yêu cầu, vừa là trách nhiệm của cả chính quyền, doanh nghiệp lẫn người dân. Trong đó, cần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường, tăng cường công tác quản lý Nhà nước, chế tài xử lý vi phạm đến các giải pháp hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường.

Hoàng Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững

Tiếp tục phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, TP. Huế triển khai nhiều giải pháp nhằm phát triển toàn diện và đồng bộ các hoạt động quản lý, bảo vệ, trồng rừng, khai thác, chế biến lâm sản... trên cơ sở huy động mọi nguồn lực xã hội, góp phần tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường.

Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững
Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao

Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đang là xu hướng phát triển của nền nông nghiệp nói chung và ngành nông nghiệp tỉnh nói riêng. Tuy nhiên, với chi phí đầu vào đắt đỏ và đầu ra vẫn còn chưa phổ dụng thì cần có chính sách kích cầu cho doanh nghiệp, cá nhân tham gia.

Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao
Giúp nhau phát triển kinh tế từ nghề truyền thống

Thành lập các câu lạc bộ (CLB), tổ liên kết (TLK) để cùng chia sẻ kinh nghiệm, thị trường, giúp đỡ vốn... đó là cách Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Hương Toàn (TX. Hương Trà) giúp hội viên phát triển kinh tế từ nghề truyền thống của địa phương.

Giúp nhau phát triển kinh tế từ nghề truyền thống
Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp huyện Phú Lộc đang từng bước chuyển dịch theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Sản xuất gắn với bảo quản, chế biến, quảng bá và liên kết tiêu thụ sản phẩm nên người dân yên tâm.

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp

TIN MỚI

Return to top