Thể thao trong nước

Phiên bản cũ

ClockChủ Nhật, 08/10/2017 09:47
TTH - Quyết định ký hợp đồng của Liên đoàn bóng đá Việt Nam với HLV người Hàn Quốc Park Hang-seo dẫn dắt đội tuyển Việt Nam và U22 Việt Nam có thể ví như một liều thuốc giảm đau cho bóng đá Việt lúc này. Liệu ông Park Hang-seo có thành công với vai trò này hay không vẫn đang còn ở phía trước. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố khiến những ai quan tâm đến bóng đá Việt Nam băn khoăn trước cái tên khá mới mẻ đến từ xứ Kim chi.

HLV Park Hang Seo (ngoài cùng, bên trái) từng làm trợ lý cho HLV Guus Hiddink tại World Cup 2002. Ảnh: Internet

Những người Hàn ở V-League

Bóng đá Hàn Quốc là một nền bóng đá mạnh của châu Á, ngang bằng với bóng đá Nhật Bản và một số nước Tây Á khác như I ran, Ả rập Xê út... Xét về mặt thành tích, đội tuyển Hàn Quốc là số 1 châu Á khi họ từng vào đến bán kết World Cup 2002 với tư cách chủ nhà. Mùa hè năm đó, dưới tài dẫn dắt của HLV người Hà Lan Guss Hiddink, đội bóng của xứ sở Kim chi đã chơi thứ bóng đá tổng lực và họ làm bất ngờ các đội bóng lớn, trong đó có cả hai cái tên khổng lồ Tây Ban Nha và Italia. Cũng cần nhắc lại, HLV Park Hang-seo từng là trợ lý HLV Trưởng đội tuyển Hàn Quốc tham dự World Cup 2002, đồng sự với HLV người Hà Lan Guss Hiddink.

Trong những năm đầu V-League, các CLB của Việt Nam đã ký hợp đồng với các cầu thủ Hàn Quốc. Đầu tiên là Khánh Hòa, tiếp đó là Huế. Tất nhiên, những cầu thủ này chỉ là những cầu thủ hạng 2 của bóng đá Hàn Quốc. Đáng buồn là mùa bóng 2001, với bộ 3 người Hàn Quốc, CLB Khánh Hòa đã bị rớt hạng. HLV Đoàn Phùng sau khi xem các cầu thủ Hàn Quốc của Khánh Hòa thi đấu đã rất “kết”. Mùa bóng năm sau, khi đội bóng phố biển xuống chơi hạng Nhất, ông Phùng đã nhanh tay đưa hai cầu thủ Hwang Jung Min và Kim Jong Il cùng với một tân binh là Hwang Jung Man về sân Tự Do.

Chứng kiến những cầu thủ Hàn Quốc thi đấu cho Huế mùa bóng 2002, có thể nói ngay rằng là họ chơi bóng rất nhiệt tình, di chuyển liên tục gần như không biết mệt mỏi. Tuy nhiên, quan sát thật kỹ qua từng trận đấu thì lối chơi bóng của bộ 3 người Hàn Quốc hình như lạc điệu với phần còn lại trong đội bóng. Nói cách khác, lối chơi của các cầu thủ người Hàn Quốc hoàn toàn thiên về thể lực, sức mạnh; khác với lối chơi chủ yếu dựa vào sự phối hợp của bóng đá Việt Nam. Chính vì vậy, mùa bóng năm đó, Huế cũng theo chân Khánh Hòa rớt xuống hạng Nhất và không ít người hâm mộ bóng đá Cố đô đã “phán” rằng: “Mấy cầu thủ Hàn Quốc mang lại điềm rủi”...

Phiên bản cũ

Ôn lại chuyện cũ của V-League cách đây đã 15 năm để thấy, bóng đá Hàn Quốc hoàn toàn khác với bóng đá Việt Nam khi họ đặt yếu tố thể lực lên hàng đầu. Sau câu chuyện những cầu thủ Hàn Quốc thất bại ở Khánh Hòa và Huế; đến lượt những HLV người Hàn Quốc đến làm việc ở V- League vào mùa bóng 2013 là HLV Choi Yoon Gyum của Hoàng Anh Gia Lai và HLV Cho Yoon Hwan của Bình Dương. Tuy nhiên, cả hai HLV này đều chẳng để lại dấu ấn nào. Từng được dẫn dắt bởi HLV Choi Yoon Gyum khi còn thi đấu cho Hoàng Anh Gia Lai, cựu thủ quân Lê Hoàng Thiên cho rằng chiến lược gia người Hàn Quốc luôn chú trọng đến nền tảng thể lực và đề cao tính thực dụng.

Ở một khía cạnh khác, cho dù đã có vài HLV người Hàn thử sức ở một số đội tuyển gia như Myanmar, Brunei... Nhưng không có HLV nào thành công ở những nơi mà họ dẫn dắt. Riêng với bóng đá Việt Nam, ông Park Hang-seo là HLV người Hàn Quốc đầu tiên thử sức ở vai trò thuyền trưởng đội tuyển quốc gia. Trước ông Park, một HLV người châu Á khác là ông Miura người Nhật Bản đã dẫn dắt đội tuyển Việt Nam và U23 Việt Nam và thất bại. Đáng nói hơn là triết lý của HLV Miura cũng đã bị các chuyên gia bóng đá Việt Nam và cả người hâm mộ chê là thực dụng, khô cứng...

Quay lại lịch sử hơn 20 năm kể từ khi bóng đá Việt Nam hội nhập với bóng đá khu vực. Trong hai mươi năm đó, chỉ duy nhất một lần HLV người Bồ Đào Nha Calisto giành được chức vô địch Đông Nam Á vào năm 2008. Dấu ấn đậm nét của HLV người Bồ là ông vận hành được lối chơi phòng ngự phản công đơn giản với những đường chuyền trung bình và chuyền dài. Lối chơi đó đã gây bất ngờ cho các đối thủ vốn lâu nay chỉ biết đội tuyển Việt Nam chơi bóng ngắn và thiên về tấn công. Nhưng một yếu tố khác đã giúp cho ông Calisto thành công là ông đã “ăn dầm ở dề” ở V-League khi dẫn dắt CLB Đồng Tâm Long An. Chính thời gian ở CLB này, ông Calisto mới tìm được chìa khóa để mở ra một lối chơi phù hợp với thể hình, thể lực, kỹ thuật và cả tư duy chơi bóng của cầu thủ Việt Nam...

Sau thành công của HLV Calisto, bóng đá Việt Nam vẫn chưa tìm được người thứ hai để thay thế ông. Đáng buồn hơn là lối chơi mà HLV người Bồ đã áp dụng và thành công cho bóng đá Việt Nam cũng đã “lạc trôi” trong tay những HLV kế cận, từ ngoại HLV đến HLV nội...

Gần 10 năm loay hoay với việc tìm ra một vị thuyền trưởng sáng giá, bóng đá Việt Nam lại tiếp tục rơi vào cái vòng luẩn quẩn để tìm cho mình một lối đi. HLV người Hàn Quốc Park Hang-seo sẽ đến và một lần nữa bóng đá Việt Nam lại phải làm quen với triết lý từ một nền bóng đá mới. Đáng nói hơn, thay vì bóng đá Việt Nam tìm một HLV mới nhưng hóa ra lại là một “phiên bản cũ” của những HLV tiền nhiệm...

PHI TÂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Cổ tích của ba”: Bản hòa ca thương nhớ tuổi thơ

Quyển sách nhỏ, có lẽ là một thể loại mới - tản văn cho thiếu nhi - “Cổ tích của ba” của Lê Phi Tân chào bạn đọc vào lúc thời tiết Huế chắc cũng ở mức nắng nóng nhất của mùa hè. Phượng "thắp lửa" trên cây. Trời càng nóng, sắc phượng càng rực rỡ. “Cổ tích của ba” đến vào dịp hè, dù học trò có đi học thêm đủ thứ thì vẫn có nhiều thời gian rảnh để đọc. Và như thế “Cổ tích của ba” là một món quà chào hè 2023 của Nhà Xuất bản Trẻ cũng như của tác giả.

“Cổ tích của ba” Bản hòa ca thương nhớ tuổi thơ
Chiều Đông

Chiều xuống nhanh. Mạ tôi sai: “Mấy đứa con nghỉ chơi ra đụn rơm lôi cho mạ đầy hai trác rơm hí!”.

Chiều Đông
Rau trái vườn xưa

Rau quế có thân màu tím, lá màu xanh đậm, mùi thơm cũng đậm, ngon và thơm nhất khi làm món bóp với rau muống luộc.

Rau trái vườn xưa
Lao xao đồng chiều

Ở ngã ba đầu xóm, mạ tôi và mấy o, mấy dì trong xóm đang dên lúa.

Lao xao đồng chiều
Radio nhớ thương

Hôm qua về nhà cũ chợt nhớ nhà ông Tời hàng xóm của tôi có một chiếc radio hiệu Philips của Hà Lan.

Radio nhớ thương
Return to top