ClockThứ Năm, 28/09/2017 15:29

Phòng bệnh

TTH - Trong y học đã nêu ra một nguyên tắc vàng: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Là nói đến hiệu quả của việc chăm sóc sức khỏe. Nhìn trên tất cả các phương diện, kể cả phương diện kinh tế, xã hội đều đúng.

Ở nhiều nước tiên tiến, có lẽ “thấm nhuần” nguyên tắc này nên công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, chăm sóc sức khỏe cộng đổng rất được chú trọng.

Ở Việt Nam, do điều kiện không được như các nước phát triển nên chúng ta có vẻ như đi ngược lại xu hướng này, tức là chú trọng ở khâu chữa bệnh. Hay nói một cách khác là đến khi có bệnh rồi mới quan tâm đến sức khỏe. Điều này có lẽ không khó để chứng minh trong thực tế. Nếu xét về chi phí, sẽ rất khó chứng minh tổng chi phí phòng bệnh ít hơn chữa bệnh, nhưng có một điều chắc chắn, để đến khi bị bệnh, thậm chí là bệnh nặng, rủi ro về sức khỏe sẽ cao hơn nhiều.

Từ câu chuyện về sức khỏe, nhìn vào các khía cạnh khác của đời sống xã hội, chúng ta có thể thấy nguyên tắc “phòng” bao giờ cũng tránh được rủi ro cao hơn khi “chống”. Có những lĩnh vực, giả sử chúng ta chống hết sức triệt để, hiệu quả. Chúng ta có thể làm nức lòng người dân, nhưng nhiều lúc hậu quả để lại hết sức nặng nề và thậm chí không thể khắc phục được.

Hãy nhìn vào khía cạnh tài nguyên. Ai cũng biết, tài nguyên thiên nhiên dù có nhiều đến bao nhiêu cũng là hữu hạn. Một khi tài nguyên đã mất đi thì rất khó tái tạo lại được. Mất tài nguyên thường đi kèm với những hủy hoại về môi trường. Chính vì vậy, nhiều nước, nhất là các nước phát triển có xu hướng không đánh đổi môi trường cho phát triển, tiêu chuẩn về môi trường trong hoạt động kinh tế đề ra ngày càng cao. Nhiều nước bảo vệ tài nguyên thiên nhiên không chỉ ở khía cạnh vật chất cụ thể mà còn bảo vệ những giá trị khó đo đếm được, đó là cảnh quan, vẻ đẹp của thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học... Nói tóm lại là bảo vệ những giá trị về văn hóa. Hiểu như thế để thấy rằng không ít nơi trên đất nước ta đã bỏ mất nhiều cơ hội để giữ gìn nét đẹp của thiên nhiên. Gần đây nhất là vụ “lùm xùm” ở một số tỉnh miền Trung cho thấy điều này.

Ở nước ta, việc khai thác và quản lý tài nguyên còn nhiều bất cập. Như chuyện phá rừng. Chỉ trong 9 tháng đầu năm 2017, cả nước đã phát hiện rất nhiều vụ phá rừng quy mô lớn, gần đây nhất là các vụ ở Bình Định, Phú Yên, Kon Tum, quy mô lên đến vài chục, thậm chí hàng trăm ha. Ngoài người dân lén lút khai thác, có những vụ phá rừng còn có sự tiếp tay của những người trong ngành bảo vệ rừng. Có nơi chặt phá rừng tự nhiên để thực hiện các dự án phát triển kinh tế. Chỉ tính riêng ở Đắc Nông, từ năm 2014 - 2017 đã có đến 34 cán bộ kiểm lâm liên quan đến các vụ phá rừng bị xử lý.

Rừng tự nhiên là một loại tài nguyên không dễ gì tái tạo lại được. Nếu được cũng cần thời gian được tính đến hàng trăm năm. Đã có nhiều cánh rừng tự nhiên quý giá mất đi vĩnh viễn. Cho nên vấn đề quan trọng hơn cả là làm sao để bảo vệ cho được rừng. Trở lại khái niệm nêu ở đầu bài là phòng tốt hơn chống, khi để mất rừng, chúng ta có xử lý nghiêm khắc những người liên quan thì rừng cũng đã mất. Có thể là mất vĩnh viễn. Theo thống kê do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công bố trong vòng 5 năm (từ 2010 - 2014), trữ lượng rừng khu vực Tây Nguyên giảm hơn 57 triệu m3 (tương ứng giảm 17,4%). Trong 30 năm qua, rừng Tây Nguyên mất đến 41% (số liệu nêu ra tại hội nghị về các giải pháp khôi phục rừng bền vững vùng Tây Nguyên được tổ chức vào tháng 6/2016).

Cũng không nên “trách cứ” nhiều trong quá khứ. Bởi quá khứ có quá nhiều vấn đề kinh tế - xã hội cần đến sự đánh đổi một diện tích rừng. Đến thời điểm hiện tại, việc quy hoạch đã đi vào quy củ, điều kiện kinh tế xã hội cũng phát triển ở một mức độ tương đối; lệnh đóng cửa rừng tự nhiên cũng được ban ra. Như thế, diện tích rừng tự nhiên còn lại đều là của quý. Muốn bảo vệ được vốn quý hiếm này, hãy tập trung vào giải pháp “phòng”.

NGUYÊN LÊ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Học Bác về bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe Nhân dân

Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm đến công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân, coi nghề y là nghề đặc biệt. Đây là vấn đề mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm đề cập. Tư tưởng đó phản ánh chiều sâu nhân văn của chế độ XHCN, dễ hiểu, dễ làm theo.

Học Bác về bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe Nhân dân
WHO: Hơn 1 tỷ người trên thế giới đang bị béo phì

Theo ước tính cập nhật của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế, hơn 1 tỷ người trên toàn cầu - tương đương với 1/8 tổng dân số thế giới, hiện được coi là béo phì - một tình trạng liên quan đến nguy cơ gia tăng nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

WHO Hơn 1 tỷ người trên thế giới đang bị béo phì
Rồng đất cứu mạng

Thấy bài thuốc quá hay nên anh Hùng thuộc nằm lòng và bày cho nhiều người áp dụng. Anh khoe, cho đến lúc gặp chúng tôi thì anh đã bày cho 8 người, tất cả đều lui bệnh…

Rồng đất cứu mạng
Cảnh báo: Nhựa vẫn đang "hiện diện rộng rãi" trong thực phẩm

Theo nghiên cứu mới của Consumer Reports, phthalates và bisphenol - hai thành phần nhựa có liên quan đến nhiều nguy cơ sức khỏe khác nhau như tiểu đường và rối loạn nội tiết tố - vẫn đang hiện diện rộng rãi trong các mặt hàng chủ lực của siêu thị và thức ăn nhanh, bất kể bao bì và thành phần của chúng, cũng như có chứng nhận hữu cơ hay không.

Cảnh báo Nhựa vẫn đang hiện diện rộng rãi trong thực phẩm
Return to top