ClockThứ Hai, 08/04/2019 06:00

Phòng cháy, chữa cháy trong sản xuất kinh doanh: Nhiều bất cập

TTH - Thực hiện chương trình giám sát năm 2019, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã dành thời gian hơn 1 tháng tiến hành giám sát việc chấp hành thực hiện chính sách, pháp luật trong công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC), giai đoạn 2014-2018 tại các cơ quan, doanh nghiệp có nguy cơ cháy nổ cao.

Tuyên truyền kiến thức phòng cháy, chữa cháy cho thầy và trò Trường THCS Nguyễn Văn LinhTrang bị kiến thức phòng cháy chữa cháy cho học sinhChủ tịch UBND tỉnh kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp

Đoàn giám sát kiểm tra trang thiết bị PCCC tại Công ty CP Dệt may Huế

Còn nhiều thiếu sót

Siêu thị Coop Mart Huế là một trong những trung tâm thương mại lớn nằm trên địa bàn TP. Huế, mỗi ngày, ước tính có hàng ngàn lượt khách mua sắm, tham quan. Nhưng qua thực tế giám sát, công tác PCCC vẫn chưa đảm bảo.

Với diện tích sàn trên 6.000m2, siêu thị vẫn còn thiếu trên 50 bình chữa cháy theo yêu cầu. Siêu thị cũng chưa lắp đặt hệ thống báo cháy ở tầng hầm, nơi có nhiều xe máy, phương tiện của hành khách đến mua sắm. Hệ thống báo cháy tại siêu thị hoạt động chưa được tốt, thiếu phương tiện cứu nạn cứu hộ và mặt nạ phòng độc. Việc bố trí hàng hóa ở các lối đi chưa hợp lý, trong trường hợp xảy ra sự cố cháy, nổ thì nhân viên và khách hàng sẽ khó khăn trong việc thoát nạn.

Một trong những đơn vị tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ cao được đoàn giám sát quan tâm nữa là khối ngành dệt - may, với các mặt hàng dễ cháy như: sợi, vải, hóa chất nhuộm..., số lượng công nhân lên đến hàng ngàn người. Dù công tác PCCC cơ bản được các doanh nghiệp quan tâm nhưng Đoàn giám sát cũng đã phát hiện nhiều thiếu sót của các đơn vị này như: chưa tổ chức lắp đặt và nghiệm thu hệ thống PCCC tại kho nguyên liệu; chưa xây dựng phương án cứu hộ cứu nạn trong nhà máy; chưa xây dựng giải pháp chống cháy lan... Ngay trong buổi làm việc, Đoàn giám sát đã thẳng thắn yêu cầu các đơn vị ngành dệt may phải ưu tiên nguồn lực cho công tác PCCC, bởi khi sự cố đã xảy ra thì không gì có thể cứu vãn được, nhất là thiệt hại về nhân mạng.

Đại diện Công ty Thiên An Thịnh cho biết, do đơn vị đang trong giai đoạn khó khăn về mặt tài chính nên chưa thể tập trung nguồn lực cho công tác PCCC. “Về những thiếu sót của công ty trong đợt kiểm tra này thì chúng tôi đã biết, ghi nhận và có phương án xử lý trong thời gian sớm nhất” - đại diện doanh nghiệp chia sẻ.

Tạo hành lang pháp lý thuận lợi

Qua phân tích cho thấy số vụ cháy có xu hướng tăng qua các năm, tình hình cháy khu vực dân cư, cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ xen kẽ chợ nông thôn tiếp tục diễn biến phức tạp, nguy cơ ảnh hưởng đến tình hình trật tự xã hội.

Thực tế cho thấy, nhiều người dân, chủ doanh nghiệp vẫn chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm trong việc thực hiện pháp luật quy định về PCCC, có tư tưởng xem công tác PCCC là việc của lực lượng công an chuyên trách. Trong khi đó, tình trạng xuống cấp, lạc hậu của hệ thống dây chuyền công nghệ, nhà xưởng; một số loại hình cơ sở như trường học, chợ truyền thống, khu dân cư tập trung và chung cư cũ hiện đang xuống cấp, mất an toàn về PCCC, không có hệ thống trang bị phương tiện chữa cháy…

Đại tá Nguyễn Trường Sơn - Phó Giám đốc Công an tỉnh cho biết, đơn vị sẽ tiếp tục xử lý nghiêm các trường hợp chưa chấp hành cũng như vi phạm các quy định về PCCC. “Việc các cơ sở đang còn thiếu sót năng lực về PCCC, chúng tôi sẽ yêu cầu bổ sung và tiếp tục giám sát. Tuy nhiên, cùng với việc tăng cường đầu tư về nguồn lực, các đơn vị, doanh nghiệp tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, diễn tập các phương án PCCC và cứu nạn cứu hộ. Quan trọng là sự quan tâm của người đứng đầu trong công tác PCCC, phải tự giác chấp hành. Và khi họ tiếp tục vi phạm thì phải xử lý mạnh hơn, đảm bảo an toàn cho họ và cả xã hội”- Đại tá Nguyễn Trường Sơn khẳng định.

Trong thời gian hơn một tháng, Đoàn giám sát đã làm việc với 15 cơ quan, ban ngành, địa phương và doanh nghiệp trên toàn tỉnh. Đoàn đã thẳng thắn chỉ ra những thiếu sót, hạn chế trong công tác PCCC, đồng thời yêu cầu phải tập trung khắc phục trong thời gian tới. Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Chí Tài thông tin, qua đợt giám sát này, chúng tôi sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động hậu giám sát cũng như kiến nghị với Quốc hội, các cơ quan hữu trách về một số điểm trong văn bản quy phạm pháp luật, qua đó tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho công tác PCCC.

Theo báo cáo của Công an tỉnh, giai đoạn từ 7/2014-7/2018, toàn tỉnh xảy ra 324 vụ cháy, 1 vụ nổ, làm thiệt hại về tài sản trên 51 tỷ đồng và gần 32ha rừng, làm 1 người chết, 7 người bị thương. Đối với công tác thanh, kiểm tra và xử phạt hành chính, lực lượng chức năng đã xử phạt 313 trường hợp, tham mưu phạt tiền trên 1,2 tỷ đồng, đình chỉ hoạt động 7 cơ sở.

Bài, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao

Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đang là xu hướng phát triển của nền nông nghiệp nói chung và ngành nông nghiệp tỉnh nói riêng. Tuy nhiên, với chi phí đầu vào đắt đỏ và đầu ra vẫn còn chưa phổ dụng thì cần có chính sách kích cầu cho doanh nghiệp, cá nhân tham gia.

Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao
Khống chế thành công cháy rừng trong đêm

Ngày 6/4, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh cho biết: Lúc 20h40 đêm 5/4, Đồn Biên phòng Lăng Cô (Phú Lộc) nhận tin báo của chính quyền địa phương về việc xảy ra đám cháy lớn tại khu vực rừng thuộc tổ dân phố An Cư Tây, thị trấn Lăng Cô.

Khống chế thành công cháy rừng trong đêm
Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp huyện Phú Lộc đang từng bước chuyển dịch theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Sản xuất gắn với bảo quản, chế biến, quảng bá và liên kết tiêu thụ sản phẩm nên người dân yên tâm.

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp

TIN MỚI

Return to top