ClockThứ Sáu, 19/05/2017 13:41

Phong Điền đầu tư phát triển làng nghề

TTH - Với con số trên 8 ngàn lao động nông thôn làm việc tại các làng nghề, phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN) và làng nghề truyền thống đang là mục tiêu mà huyện Phong Điền tập trung đầu tư nhằm đưa nghề và làng nghề truyền thống phát triển theo hướng bền vững.

Làng nghề Mỹ Xuyên không chỉ sản xuất mộc dân dụng mà còn sản xuất nhà rường trị giá vài tỷ đồng/nhà

Sống với nghề

Điêu khắc Mỹ Xuyên ở xã Phong Hòa được xem là một trong những nghề “hot” hiện nay khi thu nhập của người lao động khá cao. Theo nghệ nhân Ngô Đức Phi, hiện làng nghề có 700 hộ, trung bình mỗi hộ đều có từ 1-2 người gắn bó với nghề mộc và điêu khắc gỗ; trong đó, có trên 200 người tham gia sản xuất tại 20 cơ sở với mức lương từ 5-15 triệu đồng/người/tháng. “Không có điều kiện học chữ, em theo học nghề mộc và gắn bó với nghề gần chục năm nay. Hiện, thu nhập mỗi tháng trên 10 triệu đồng. Nghề mộc vững, giờ em đang theo học nghề điêu khắc, chạm trổ để có cơ hội mở cơ sở riêng”, Ngô Đức Nghĩa chia sẻ.

Ngoài các đơn hàng là sản phẩm mộc dân dụng trang trí nội ngoại thất, các DN và cơ sở sản xuất ở làng nghề Mỹ Xuyên còn thi công nhà rường, bàn ghế, tủ giường phục vụ khách và tạo nguồn thu ổn định cho công nhân. “Mỗi năm, DN nhận đơn hàng thi công 3-4 nhà rường, sản xuất khoảng 20 bộ bàn ghế và sản phẩm điêu khắc trang trí nội thất trị giá trên 5 tỷ đồng, giải quyết việc làm thường xuyên cho gần 20 lao động. Nghề mộc và điêu khắc được xem là nghề chính và tạo công ăn việc làm không chỉ với người dân Mỹ Xuyên mà khắp nơi trên địa bàn huyện”, ông Lê Văn Trực, Giám đốc DNTN Thường Trực thông tin.

Chằm nón Phong Sơn là một trong những nghề truyền thống gắn bó với người dân, tạo việc làm thường xuyên cho 200 lao động, chủ yếu tập trung tại hai thôn Sơn Quả và Thanh Tân. Hiện, mỗi tháng làng nghề cung ứng ra thị trường trên 10 ngàn chiếc nón lá, phục vụ nhu cầu của khách hàng tại các chợ trên địa bàn huyện và TP .Huế. “Chị làm nghề hơn 50 năm, các con lớn lên cũng học nghề và tranh thủ chằm nón vào mỗi kỳ nghỉ hè và buổi tối để kiếm thêm thu nhập. Nghề chằm nón dễ làm, dễ học và chủ động thời gian nên dường như gia đình nào cũng có từ 1-2 người làm”, chị Nguyễn Thị Thu ở thôn Thanh Tân nói.

Họa màu cho gốm Phước Tích

Đầu ra còn bấp bênh

Là nghề cha truyền con nối với nguồn nguyên liệu dồi dào, song người dân làng nghề đệm bàng Phò Trạch đang gặp khó do  các sản phẩm làm từ sợi cỏ bàng như đệm, hàng thủ công mỹ nghệ, lưu niệm, túi xách, mũ…chưa có chỗ đứng trên thị trường. Qua khảo sát, hiện làng nghề thu hút gần 150 lao động tham gia sản xuất và thiết kế mẫu, mức thu nhập bình quân chỉ đạt 600.000đ/người/tháng.

Chủ cơ sở Cỏ bàng NX- Nguyễn Viết Nam lý giải: “Mặc dù cơ sở đã nghiên cứu thiết kế nhiều mẫu mã mới, liên kết với các DN, cơ sở sản xuất rượu, gốm, hàng lưu niệm để cung ứng các loại túi xách đựng sản phẩm, song thị trường tiêu thụ vẫn gặp khó; số lượng sản phẩm bán ra nhỏ giọt nên chưa tạo động lực cho người dân làng nghề. Mặt khác, hiện sản phẩm đệm bàng chưa có khu trưng bày để quảng bá và giới thiệu với du khách, chưa có nơi thao diễn nghề phục vụ nhu cầu tham quan nên phát triển làng nghề đang là bài toán khó”.

Cùng quan điểm với ông Nam, chủ xưởng gốm Phước Tích- Lương Thanh Hiền cho rằng: “Nghề gốm mới dừng ở mức khôi phục, còn vấn đề phát triển đang gặp khó khăn do nguồn nguyên liệu tại địa phương không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, lực lượng lao động ít và sản phẩm khó cạnh tranh. Hiện, thỉnh thoảng vẫn có các đoàn khách du lịch ghé xưởng gốm tham quan, xem thao diễn nghề và mua sản phẩm, song do chưa có kinh phí đầu tư, nâng cấp xưởng nên địa điểm trưng bày còn nhếch nhác và không phù hợp”.

Phó Chủ tịch UBND huyện Phong Điền - ông Nguyễn Văn Cho nhấn mạnh: “Hiện, UBND huyện đang đầu tư xây dựng các điểm trưng bày và giới thiệu sản phẩm làng nghề nhằm phát triển nghề truyền thống kết hợp tham quan du lịch; trước mắt sẽ đầu tư tại 3 trung tâm: Phong Sơn, thị trấn Phong Điền và Phong Hiền. Mặt khác, sẽ đẩy mạnh phát triển ngành nghề TTCN ở các vùng, phấn đấu mỗi làng có một nghề, một sản phẩm đặc trưng nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường; tiếp tục khôi phục và phát triển các làng nghề gắn với phát triển du lịch trên cơ sở nâng cấp cơ sở hạ tầng vừa phục vụ sản xuất, vừa quảng diễn nghề trong các dịp lễ hội.”

Toàn huyện Phong Điền hiện có 6 nghề và làng nghề được công nhận làng nghề và làng nghề truyền thống, gồm điêu khắc Mỹ Xuyên, đệm bàng Phò Trạch, rèn Hiền Lương, nón lá Thanh Tân, đan lưới Vân Trình và gốm Phước Tích. Ngoài ra, nhiều ngành nghề TTCN đang phát triển và tạo nguồn thu ổn định cho người dân, đó là sản xuất tương măng Phong Mỹ, rượu truyền thống Phong Chương và Phong Bình, chế biến nước mắm Phong Hải, chổi đót Phong Sơn…

Bài, ảnh: Thanh Hương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng

Mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt giữa Thừa Thiên Huế với các địa phương của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tiếp tục được tăng cường và phát triển tốt đẹp, ngày càng gắn bó, tin cậy, hiệu quả và thiết thực.

Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng
Xây dựng môi trường lao động an toàn

Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong lao động, sản xuất được doanh nghiệp (DN), các cấp công đoàn chủ động thực hiện nhằm hạn chế tối đa mọi rủi ro gây ra.

Xây dựng môi trường lao động an toàn
Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững

Tiếp tục phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, TP. Huế triển khai nhiều giải pháp nhằm phát triển toàn diện và đồng bộ các hoạt động quản lý, bảo vệ, trồng rừng, khai thác, chế biến lâm sản... trên cơ sở huy động mọi nguồn lực xã hội, góp phần tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường.

Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững
ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh

Đông Nam Á có thể mở khóa thêm 300 tỷ USD doanh thu hàng năm từ các khoản đầu tư xanh vào năm 2030, nếu các chính phủ tăng cường hợp tác về lưới điện và thị trường carbon trong khu vực, đồng thời đưa ra những biện pháp khuyến khích tốt hơn cho năng lượng sạch và các quy định rõ ràng hơn về tài chính xanh, theo báo cáo của Bain & Company, GenZero, Standard Chartered và Temasek được công bố ngày hôm nay (15/4).

ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh

TIN MỚI

Return to top