ClockThứ Sáu, 13/11/2015 10:00

Phú Diên: Thưa dần nghề biển

TTH - Ở gần biển mà chỉ một bộ phận nhỏ người dân sống dựa vào biển. Vuông lưới, chiếc thuyền nan đang dần trở thành “quá vãng” trong đời sống thường nhật của ngư dân làng biển Phú Diên (huyện Phú Vang)…

Đánh bắt gần bờ đang ngày một khó khăn

Vắng lao động trẻ

Nhắc chuyện biển, ông Hoàng Trọng Đoài, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Diên bảo rằng, nghề biển với ngư dân địa phương đang dần trở nên khó khăn, bởi trước đây có 5 thôn làm nghề, giờ chỉ còn 3 thôn. Mình đưa ra một con số cho dễ “hình dung” nhé: “Trước đây trong xã có hơn 10 chiếc tàu công suất lớn cùng hàng trăm thuyền nhỏ khai thác xa bờ, gần bờ, giải quyết việc làm cho cả nghìn lao động. Đến nay, chỉ còn lại 4 chiếc tàu công suất 90-420 CV và 103 chiếc thuyền máy công suất 18-24 CV”.

Từ ngày nghỉ đi biển do tuổi cao sức yếu, ông Nguyễn Văn Hiểu (80 tuổi, thôn Diên Lộc), thỉnh thoảng vẫn ra trảng cát gần nhà, nhìn cho “đỡ nhớ” nghề. Ông Hiểu có 4 người con trai, thì có 3 người không theo nghề biển, anh con trai giữa Nguyễn Văn Thanh bám trụ với nghề nhưng làm không chuyên, chiếc thuyền máy công suất 24CV cứ mòn mỏi theo thời gian.

Trong ký ức một đời lặn lội với biển, biển khơi cũng là nhà của một ngư phủ dày dạn kinh nghiệm như ông Hiểu. Giờ phải gác mái chèo, với ông không gì buồn hơn khi lớp con cháu không theo được với nghề. Ông bảo: “Thời trước chỉ cần ra khơi 5-7 hải lý, vài tiếng đồng hồ buông câu thả lưới là kiếm được cả tạ cá. Có khi thuyền vô tới bến còn không chèo nổi, bà con chòm xóm ra phụ tay “lai” thuyền vô cho kịp bán cá. Những năm sau này, biển ngày càng khan hiếm cá tôm. Như tháng 11 này đã đến mùa cá khoai, giờ thì không thấy tăm dạng mô cả.”

Làng biển Phương Diên (xã Phú Diên) vắng bóng lao động trẻ, chỉ còn chủ yếu phụ nữ, người già

Chiếc thuyền theo ông Hiểu một thời giờ đã bán mười mấy năm, cũng chừng ấy thời gian ông Hiểu nghỉ nghề lưới cá. Khi đã lớn tuổi, đôi chân không còn vững, mắt đã mờ, ông Hiểu “giao lại” cả tài sản là chiếc thuyền, ngư lưới cụ cùng đống kinh nghiệm đi biển cho người con. Thời buổi khó khăn, người con cũng bán thuyền. Động viên mãi, người con trai Nguyễn Văn Thanh mới mua thuyền, sắm lưới quay lại với nghề. Nhưng con cá tôm cứ khan dần do tàu dã cào, do tiết trời không thuận, anh Thanh cũng chẳng mấy mặn mà với nghề truyền thống gia đình.

Ngồi trò chuyện, anh Thanh tâm sự: “Nói thu nhập bình quân nghề biển thì rất khó, bởi có khi cả tháng liền bó gối ở nhà; có khi tiết trời thuận, chỉ cần một buổi ra biển là kiếm được 3-5 triệu đồng... Đánh bắt khó khăn nên mình chọn các công việc khác làm để có thu nhập, nghề biển giờ chỉ làm phụ, đánh bắt gần bờ khi đến mùa thôi.”

Ông Nguyễn Văn Thạnh, Trưởng thôn Diên Lộc cho biết: “Trước đây thôn Diên Lộc có hơn 20 ghe đánh bắt gần bờ, giờ chỉ còn lại 4 chiếc. Nguyên nhân do thế hệ trên 50 tuổi thì còn theo với nghề, còn các lao động trẻ thì chọn cách học nghề, vào các tỉnh phía Nam lao động. Nghề biển hiện đang thiếu lực lượng lao động trẻ”.

Thiếu nguồn vốn đầu tư

Tính đến thời điểm hiện nay, sản lượng đánh bắt hải sản toàn xã khoảng 2.876 tấn, đạt 80% sản lượng của năm 2014. Trước những khó khăn của nghề biển, địa phương đang tích cực vận động bà con bám trụ nghề biển, tạo điều kiện cho bà con vay vốn mua sắm thêm ngư lưới cụ tham gia đánh vụ cá Bắc.
 
Ông Phạm Tăng Đoàn, Chủ tịch UBND xã Phú Diên khẳng định.

Ông Hoàng Trọng Đoài, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Diên thừa nhận: “Ở gần biển mà không phát triển được nghề mà một nghịch lý. Địa phương vận động mãi, vừa rồi ở hai thôn Thanh Mỹ và Mỹ Khánh cũng có đóng thêm hai thuyền công suất khá lớn nhưng là con số khiêm tốn so với các xã vùng ven biển khác. Nguyên nhân hiện tại địa phương đang thiếu lao động nghề biển, ngư lưới cụ phục vụ đánh bắt xa bờ không được đầu tư nên không đáp ứng được, tình hình biển đổi khí hậu, tàu dã cào…làm cho nguồn hải sản ngày một khan hiếm hơn.”

Lao động trẻ ở vùng biển Phú Diên ngoài theo học nghề, đi làm việc ở các tỉnh phía Nam; một bộ phận khác đi bạn cho các chủ tàu lớn ở các xã biển khác. Như ở thôn Phương Diên, trước đây có 95% lao động trong thôn theo nghề biển, giờ con số này chỉ còn lại 25%, chủ yếu đánh bắt gần bờ.

Ông Nguyễn Văn Quả, Trưởng thôn Phương Diên cho hay: “Nghề biển trước đây ở thôn rất phát triển, nhưng qua thời gian cứ tản mát dần. Lao động theo nghề khó khăn, họ không có tiền đầu tư nâng cấp tàu thuyền, sắm mới ngư lưới cụ để bám biểm đánh bắt xa bờ. Vả lại, tâm lý hiện tại của một số ngư dân cứ cho rằng theo nghề biển thì trở nên “cù lỳ”, khổ cực. Bố mẹ nhiều lúc vẫn lao động biển nhưng cứ cho con theo học nghề, đi lao động xa chứ không cho theo nghề truyền thống gia đình. Nếu gia đình có hai lao động biển đi cùng một thuyền thì làm ăn rất hiệu quả.”

Hộ ông Nguyễn Dũng (thôn Phương Diên), có con là anh Nguyễn Văn Mỹ. Vốn là nghề truyền thống gia đình, khi ông Dũng nghỉ biển do tuổi lớn, ông để lại chiếc thuyền 18 CV cho con. Sau một thời gian bám biển, thấy khó khăn, anh Mỹ cũng bán thuyền vào nam lao động kiếm sống. Ở Phương Diên có hàng trăm gia đình rơi vào hoàn cảnh như thế. Khi họ không đủ kinh phí để “tái đầu tư” ra biển, bà con chọn phương án bỏ nghề, đi tha hương lao động.

Cũng có gần 10 hộ dân trong thôn Phương Diên xuất khẩu lao động ra nước ngoài, vẫn tiếp tục theo nghề biển như các hộ Nguyễn Văn Quân, Nguyễn Văn Lưỡng. “Có một nghịch lý là ở quê nhà họ không theo nổi với nghề, nhưng ra nước ngoài vẫn mang những kinh nghiệm, kiến thức về nghề biển, lao động trên các thuyền có chủ là người Việt. Những hộ này ở địa phương hiện đời sống rất khá giả, do lao động biển ở nước ngoài thu nhập rất cao.”- ông Nguyễn Văn Quả, Trưởng thôn Phương Diên khẳng định.

Bài, ảnh: Hà Nguyên
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giá xăng tăng, giá dầu giảm

Từ 15h hôm nay (28/3), mỗi lít xăng tăng 410 - 530 đồng, trong khi các mặt hàng dầu (trừ mazut) giảm 320 - 390 đồng tùy loại.

Giá xăng tăng, giá dầu giảm
Bỏ khung giá đất làm lành mạnh hóa thị trường đất đai

Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 với nhiều điểm mới so với Luật Đất đai 2013, trong đó người dân đặc biệt quan tâm đến việc bỏ khung giá đất, xác định giá theo thị trường. Đây được xem là bước đột phá lớn trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tạo nên thay đổi căn bản về các vấn đề kinh tế trong chính sách pháp luật về đất đai; làm lành mạnh hóa thị trường; hạn chế đầu cơ, tham nhũng về đất đai.

Bỏ khung giá đất làm lành mạnh hóa thị trường đất đai
Thành Trung - thôn nông thôn mới kiểu mẫu

Bằng việc triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu, với cách làm chủ động, sáng tạo, lấy người dân làm chủ thể, thôn Thành Trung (xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền) đã trở thành thôn NTM kiểu mẫu đầu tiên của huyện Quảng Điền.

Thành Trung - thôn nông thôn mới kiểu mẫu
Ứng phó hạn, mặn

Diễn biến thời tiết phức tạp, nắng nóng dự báo gay gắt kéo dài khiến nguy cơ thiếu nước sản xuất nông nghiệp và xâm nhập mặn.

Ứng phó hạn, mặn
Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4: Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng

Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là bước tiến quan trọng. Tỉnh đã nhanh chóng bắt tay vào việc triển khai, thực hiện quy hoạch. Một thành phố trực thuộc Trung ương đang được hình thành, và Huế hứa hẹn sẽ trở thành nơi đáng sống, an toàn và thịnh vượng.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4 Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng
Return to top