ClockThứ Ba, 01/05/2018 14:31

Phụ nữ Iran giả trai đi xem bóng đá

Phụ nữ Iran hâm mộ bóng đá buộc phải giả trai để lách lệnh cấm đến sân vận động theo dõi các trận đấu

EU, Iran nhất trí xây dựng trung tâm an toàn hạt nhânIran tiến gần hơn đến vị trí nước sản xuất dầu lớn thứ hai OPECIran, Venezuela quyết tâm mở rộng quan hệ hữu nghịIran tìm kiếm mối quan hệ gần gũi hơn với Cuba

Hình ảnh và video những phụ nữ Iran hâm mộ bóng đá phải cải trang thành nam giới để tới sân vận động Azadi ở thủ đô Tehran được lan truyền trên mạng xã hội.

Phụ nữ Iran cải trang thành nam giới để vào sân xem đá bóng. (Ảnh chụp màn hình)
Nước Cộng hòa Hồi giáo Iran lâu năm cấm nữ giới xem những trận bóng đá nam và những môn thể thao khác, với lý do phụ nữ không nên nghe tiếng chửi tục của các fan.

“Tôi rất ấn tượng khi chứng kiến những người phụ nữ can đảm này”, nữ ca sĩ, nhà hoạt động xã hội vì quyền phụ nữ Melody Safavi cho biết.

Safavi là thành viên ban nhạc Iran mang tên Abjeez, nổi tiếng cùng bài hát “Sân vận động” với ca từ kêu gọi đàn ông nước này ủng hộ việc cho phép phụ nữ xem những trận đấu thể thao. Tuy nhiên, cô đang phải sống lưu vong ở Mỹ.

Tổ chức OpenStadiums (Iran) cho biết một số phụ nữ đã bị bắt gần sân vận động Azadi hồi tháng 3.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tập huấn tái chế rác thải nhựa

Hoạt động trên được Hội LHPN TP. Huế phối hợp với Hội LHPN tỉnh tổ chức ngày 27/3 nhằm phát huy vai trò của phụ nữ trong việc chung tay bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa.

Tập huấn tái chế rác thải nhựa
“Tiếp sức” cho phụ nữ, trẻ em nghèo

Bằng những hoạt động, mô hình cụ thể như hỗ trợ kinh phí học tập, hỗ trợ nhu yếu phẩm hàng tháng, hỗ trợ phụ nữ vay vốn phát triển kinh tế... Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Đông Ba đã đồng hành, “tiếp sức” cho trẻ em, phụ nữ nghèo, đơn thân trên địa bàn phường để họ có thêm động lực, cố gắng, nỗ lực hơn trong cuộc sống.

“Tiếp sức” cho phụ nữ, trẻ em nghèo
Áo dài Huế, một nét rất riêng

“Áo dài trở thành một nét văn hóa của phụ nữ Việt Nam nói chung. Với phụ nữ Huế nói riêng, áo dài là niềm tự hào, bởi áo dài Huế đã là một thương hiệu được “đóng đinh” trong lòng mọi người. Để áo dài được thăng hoa, tôn vinh thì sự lan tỏa, quảng bá của chị em, của hội viên phụ nữ trên toàn tỉnh là điều hết sức cần thiết. Hình ảnh người phụ nữ Huế trong chiếc áo dài truyền thống chính là một nét đẹp, một nét văn hóa rất riêng của Huế”, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chia sẻ tại buổi gặp mặt phụ nữ Thừa Thiên Huế nhân dịp kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.

Áo dài Huế, một nét rất riêng
Những “đôi vai mềm” ở chợ đầu mối

Ở chợ Phú Hậu - chợ đầu mối lớn nhất Thừa Thiên Huế, không khí bán buôn bắt đầu tấp nập từ lúc 2 giờ sáng, khi ngày mới vừa chớm qua. Tiếp sau những chuyến xe hàng chở nông sản từ các miền Nam, Bắc ghé chợ là công việc bốc dỡ và vận chuyển hàng giúp các tiểu thương của các chị cửu vạn. Công việc vất vả, nhưng tiền công mỗi chuyến chở hàng nông sản của các chị cũng chỉ được vài ngàn đồng. Có phần nhẹ nhàng hơn nhưng cũng bám chợ vất vả không kém là chị em tiểu thương có sạp hàng ổn định hay các chị “chạy hàng” nhỏ lẻ. Dẫu vậy, khi nói về “ngày của mình”, các chị cũng chỉ đơn giản: Mong gia đình bình an và bản thân đủ sức khỏe để theo chợ, bám việc mỗi ngày.

Những “đôi vai mềm” ở chợ đầu mối

TIN MỚI

Return to top