ClockThứ Ba, 04/06/2019 13:15

Phụ nữ Quảng Phú sáng tạo cách gây quỹ

TTH - Mượn đất nông nghiệp thôn, xóm canh tác để gây quỹ là cách Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền áp dụng để có thêm kinh phí hoạt động.

Phát huy vai trò của phụ nữ trong bảo vệ môi trường

Phụ nữ thôn Bác Vọng Đông cùng nhau đóng góp ngày công, gây quỹ hoạt động

Hôm chúng tôi về xã Quảng Phú, đúng lúc hội viên phụ nữ thôn Bác Vọng Đông vừa thu hoạch xong 2 sào lạc của hội. 

Chị Nguyễn Thị Hạnh, Chi hội trưởng phụ nữ thôn Bác Vọng Đông nhớ lại, năm 2011, chị đảm nhận vai trò chi hội trưởng phụ nữ của thôn với nhiều khó khăn, nguyên nhân chính là do không có kinh phí hoạt động. Muốn tổ chức giao lưu, tọa đàm cho chị em nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam 20/10 đều phải vận động hội viên đóng góp nên khó thu hút chị em tham gia.

Để gỡ khó, chị Hạnh mạnh dạn viết đơn mượn đất nông nghiệp thôn cho chị em canh tác gây quỹ. Được thôn tạo điều kiện cho sử dụng 2 sào đất, chị Hạnh vận động chị em đóng góp ngày công để sản xuất 2 vụ lạc và sắn. Có cơ hội gây quỹ, các chị ai cũng phấn khởi, tích cực đóng góp ngày công. Vụ sản xuất đầu tiên, các chị tự nguyện góp vốn mua giống, phân bón để canh tác. Từ khi có đất sản xuất, trung bình mỗi năm chi hội phụ nữ Bác Vọng Đông gây quỹ được gần 10 triệu đồng. Có quỹ, chi hội trang trải cho các hoạt động như: tổ chức hoạt động nhân các ngày lễ, thăm hỏi ốm đau...

Chị Lê Thị Hương, hội viên phụ nữ thôn Bác Vọng Đông kể: “Vào vụ mùa, chị em tập trung lại cùng làm, rất vui. Có lần vào đầu năm học, thiếu tiền lo cho các con, tôi được các chị tạo điều kiện cho vay tiền quỹ để trang trải”.

Công tác hội và phong trào phụ nữ thôn Bác Vọng Đông phát triển toàn diện từ đó. Tỷ lệ thu hút hội viên của chi hội đạt 90%. Các chị luôn đi đầu trong thực hiện các phong trào “5 không, 3 sạch”, xây dựng gia đình hạnh phúc, gần đây là tham gia thực hiện Ngày Chủ nhật xanh...

Đối với Chi hội phụ nữ thôn Bác Vọng Tây thì lại phối hợp với Chi hội nông dân đảm nhận công trình trồng cây bạch đàn gây quỹ. Với 3 sào đất, 2 đơn vị đã trồng được hàng trăm cây lấy gỗ. “Tuy 4 năm mới thu hoạch một lần và số tiền thu được không nhiều nhưng công trình gây quỹ của chi hội đã tạo động lực, thu hút chị em khi tham gia”, chị Nguyễn Thị Vân, Chi hội trưởng phụ nữ thôn Bác Vọng Tây cho biết.

 Theo chị Trần Thị Bích Ngọc, Phó Chủ tịch Hội LHPN xã Quảng Phú, những đơn vị có cách làm sáng tạo trong xây dựng quỹ Hội thì phong trào phát triển mạnh, chất lượng hoạt động được nâng lên. Hội LHPN xã chỉ đạo các chi hội áp dụng mô hình, phương thức gây quỹ phù hợp với điều kiện địa phương; hướng dẫn các chi hội xây dựng quy chế quản lý, sử dụng quỹ dựa trên cơ sở thống nhất ý kiến của hội viên; công khai, minh bạch nguồn quỹ trong toàn hội viên. 

Trên cơ sở đó, các chi hội đã vận dụng sáng tạo để có nhiều hình thức gây quỹ. Trong đó, chủ yếu xin đất để trồng cây lấy gỗ, trồng lạc xen sắn, trồng lúa. Hiện toàn xã có 12 chi hội và 25 tổ hội phụ nữ đều có quỹ hoạt động. Nơi nhiều mỗi năm gây được khoảng 10 triệu đồng, nơi ít nhất cũng được 3 triệu đồng. Có nguồn quỹ giúp các chi hội chủ động hơn trong tổ chức các hoạt động như: giúp hội viên vay lãi suất thấp, tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm, thăm các hội viên phụ nữ nghèo, gặp khó khăn đột xuất. Qua đó, tạo được sự đoàn kết và hưởng ứng nhiệt tình của toàn thể hội viên.

Chị Phan Thị Phương My, Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Quảng Điền nhận xét: “Chúng tôi đánh giá cao sự sáng tạo của cán bộ, hội viên phụ nữ xã Quảng Phú trong nỗ lực gây quỹ. Sắp tới, Hội LHPN huyện sẽ tuyên truyền nhân rộng mô hình này trong các đơn vị hội để chị em cơ sở chủ động tìm cách gây quỹ, chăm lo đời sống hội viên, góp phần xây dựng công tác hội và phong trào phụ nữ huyện ngày càng vững mạnh”. 

Bài, ảnh: Hải Thuận

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xây dựng thương hiệu thành phố sáng tạo từ cơ sở văn hóa ẩm thực Huế

Thừa Thiên Huế đang tập trung xây dựng để gia nhập vào Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO với tôn chỉ hướng tới là thúc đẩy nguồn lực văn hóa và sáng tạo văn hóa làm nền tảng cho quá trình phát triển đô thị bền vững. Có 7 lĩnh vực sáng tạo được xác định để UNESCO xét ghi danh, tham gia mạng lưới, gồm: thủ công mỹ nghệ và nghệ thuật dân gian, thiết kế, điện ảnh, ẩm thực, văn học, nghệ thuật truyền thông đa phương tiện và âm nhạc. Trong những lĩnh vực đó, Thừa Thiên Huế chọn ưu thế về tiêu chí Ẩm thực để tiến hành điều nghiên, lập hồ sơ trình xét trong năm 2024.

Xây dựng thương hiệu thành phố sáng tạo từ cơ sở văn hóa ẩm thực Huế
"Trạm cá chép siêu tốc" tiễn ông Táo

Từ một vài phường xã triển khai, đến nay, mô hình Trạm tiễn ông táo tập trung được nhiều đơn vị nhân rộng ở TP. Huế. Ngoài bảo vệ môi trường, cách làm sáng tạo này còn góp phần nâng cao ý nghĩa của ngày 23 tháng Chạp.

Trạm cá chép siêu tốc tiễn ông Táo
Phát huy tiềm lực đội ngũ trí thức khoa học công nghệ

Chiều 19/1, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp Hội) tổ chức hội thảo khoa học "Xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức khoa học công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" và hội nghị triển khai công tác năm 2024.

Phát huy tiềm lực đội ngũ trí thức khoa học công nghệ

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top