ClockThứ Năm, 08/03/2018 06:15

Phụ nữ trước “sân chơi” khởi nghiệp

TTH - Phụ nữ Việt Nam ngày càng chứng tỏ vai trò không chỉ trong gia đình mà cả trong xã hội. Bước đầu khởi nghiệp sẽ có nhiều khó khăn, nhưng với những kiến thức, vốn sống tích lũy được, cùng sự trợ lực của các cấp chính quyền và các cấp hội phụ nữ, đã và đang tạo động lực giúp chị em tự tin bước chân vào “sân chơi” khởi nghiệp.

Tọa đàm tôn vinh giá trị, đóng góp của phụ nữ Việt NamVị thế phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp phát triển đất nước

Chị Nguyễn Thị An Nhàn (giữa) tham gia Hội thảo của IPP về xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp

Kinh nghiệm

Với mong muốn khuyến khích sáng tạo và hỗ trợ các bạn trẻ trên bước đường khởi nghiệp, chị Nguyễn Thị An Nhàn không ngừng nỗ lực xây dựng dự án “Hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo Huế” bằng cách thành lập Công ty CP Tư vấn đầu tư Cộng hưởng –Vườn ươm khởi nghiệp (CoPlus). Qua hai năm hoạt động, CoPlus đã tổ chức được 30 hội thảo và các chương trình đào tạo khởi nghiệp tại các trường đại học, cao đẳng và cộng đồng doanh nghiệp; tổ chức và đồng tổ chức hai cuộc thi khởi nghiệp thu hút trên 100 dự án khởi nghiệp, đồng thời ươm tạo doanh nghiệp cho 10 dự án, trong đó có 9 dự án đã thành lập được công ty, tiêu biểu như: I love Huế tour, Delta; Thuốc trừ sâu Hồng Ân, Nông nghiệp đô thị vườn ươm,...

Chia sẻ tại buổi giao lưu tọa đàm “Ngày phụ nữ khởi nghiệp” do Hội LHPN tỉnh tổ chức ngày 6/3 vừa qua, chị Trần Thị Kim Liên, chủ cơ sở xưởng may Vinh Hưng (xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc) cho biết: “Dù bản thân là ai và ở đâu nhưng nếu quyết tâm và kiên trì theo đuổi mục tiêu thì nhất định sẽ đạt được điều mình mong muốn”. Chị kể, trước đây chị nuôi trồng thủy hải sản nhưng sau đó thất bại. Tận dụng nghề may có sẵn từ thời con gái, lại kết nối được với các công ty may nên chị quyết định thành lập xưởng may hàng gia công. “Lúc đầu, người ta chưa tin nên giao rất ít. Thấy tôi luôn đúng hẹn, sản phẩm đảm bảo chất lượng nên đối tác tin tưởng giao số lượng hàng lớn…”.

 Nguyễn Thị Hương Liên (thứ 2 hàng đầu bên trái ) khởi nghiệp thành công với dự án “I love Hue tour”

Xuất phát từ nhu cầu bản thân, chị Nguyễn Thị Nhã đã khởi nghiệp thành công từ mô hình dịch vụ Ship Go Coffe tại địa chỉ 20 Yết Kiêu, TP. Huế. Nhã kể, vào những ngày bận rộn hay những lúc trời mưa gió, muốn uống một ly cà phê hay ăn một món ăn vặt yêu thích nào đó mà không thực hiện được. Những lúc đó, chỉ ước nếu có dịch vụ ship hàng thì tốt biết mấy. Đó là lý do Nhã nảy ra ý tưởng làm dịch vụ ship hàng. Hiện nay, dịch vụ Ship Go Coffe đã được Nhã phát triển lên thành Công ty TNHH MADG, mở rộng thêm hoạt động kinh doanh cung cấp các sản phẩm, thiết bị cho các quán cà phê…

Chị Trần Thị Thùy Yên, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ cho biết, tại cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo năm 2017, trong 89 tác giả và đồng tác giả đề xuất ý tưởng thì có 30 tác giả và đồng tác giả là nữ. Hơn thế, giải nhất cuộc thi cũng thuộc về một nữ giám đốc doanh nghiệp. Điều này cho thấy, phụ nữ Huế không còn “thu mình” như trước, các chị đang từng bước khẳng định bản thân trên mọi lĩnh vực trong đó có hoạt động khởi nghiệp.

Tạo động lực

Dù có sự tiến triển nhưng theo Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh, số doanh nghiệp (DN) do nữ làm chủ chủ yếu có quy mô nhỏ và cực nhỏ; khả năng tiếp cận các chương trình, chính sách hỗ trợ DN nhỏ và vừa còn rất hạn chế.

Bà Lê Thị Hồng Thanh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN tỉnh cho rằng, những định kiến tồn tại lâu đời đã thành vật cản đối với phụ nữ khởi nghiệp và kinh doanh. Xã hội cho rằng, phụ nữ chân yếu tay mềm, phải là hậu phương lớn của gia đình. Ðiều đó thật sự đặt lên vai chị em gánh nặng, khiến họ hạn chế cơ hội kinh doanh, thiếu động lực và môi trường để khuyến khích ý tưởng và hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh của mình. Phụ nữ cũng thiếu cơ hội để tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, khó có cơ hội được đào tạo hay đi giao lưu, học hỏi do gánh nặng gia đình, sinh con...

Tạo cơ hội cho phụ nữ khởi nghiệp, bên cạnh các cơ chế, chính sách hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo dành chung cho các tổ chức, cá nhân thông qua “Kế hoạch hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2025”,  UBND tỉnh cũng đã phê duyệt đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 -2025”. Từ những thuận lợi đó, năm 2018, Hội LHPN tỉnh sẽ tập trung vào việc trợ giúp nhằm hiện thực hóa các ý tưởng có tính sáng tạo của phụ nữ. Ngoài ra, hội cũng tranh thủ tìm kiếm nguồn lực từ các dự án quốc tế; đẩy mạnh công tác tuyên truyền để chị em hiểu các chủ trương, chính sách về khởi nghiệp; khảo sát hội viên, phụ nữ để có kế hoạch giúp đỡ thiết thực. Các hoạt động hỗ trợ sẽ thực hiện có trọng tâm, trọng điểm vào nhóm đối tượng cụ thể, không mang tính phong trào, bề nổi mà tập trung nâng cao hiệu quả cho phụ nữ khởi nghiệp bền vững. Đồng thời, chỉ đạo các cấp hội chủ động xây dựng các nguồn quỹ thông qua các mô hình sáng tạo để phong trào phụ nữ khởi nghiệp lan rộng trong toàn bộ hội viên.

Bà Đặng Thị Thùy Dương, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp nữ tỉnh cho biết, hội sẽ giúp đỡ, cố vấn, kết nối các nhà đầu tư…để quá trình khởi nghiệp của phụ nữ dễ thành công hơn, đồng thời tăng cường chia sẻ kinh nghiệm để phụ nữ khởi nghiệp nâng cao năng lực nội tại, năng lực cạnh tranh nhằm phát triển, quản trị hiệu quả.

Bài, ảnh: Hải Thuận

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Tiếp sức” cho phụ nữ, trẻ em nghèo

Bằng những hoạt động, mô hình cụ thể như hỗ trợ kinh phí học tập, hỗ trợ nhu yếu phẩm hàng tháng, hỗ trợ phụ nữ vay vốn phát triển kinh tế... Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Đông Ba đã đồng hành, “tiếp sức” cho trẻ em, phụ nữ nghèo, đơn thân trên địa bàn phường để họ có thêm động lực, cố gắng, nỗ lực hơn trong cuộc sống.

“Tiếp sức” cho phụ nữ, trẻ em nghèo
Áo dài Huế, một nét rất riêng

“Áo dài trở thành một nét văn hóa của phụ nữ Việt Nam nói chung. Với phụ nữ Huế nói riêng, áo dài là niềm tự hào, bởi áo dài Huế đã là một thương hiệu được “đóng đinh” trong lòng mọi người. Để áo dài được thăng hoa, tôn vinh thì sự lan tỏa, quảng bá của chị em, của hội viên phụ nữ trên toàn tỉnh là điều hết sức cần thiết. Hình ảnh người phụ nữ Huế trong chiếc áo dài truyền thống chính là một nét đẹp, một nét văn hóa rất riêng của Huế”, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chia sẻ tại buổi gặp mặt phụ nữ Thừa Thiên Huế nhân dịp kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.

Áo dài Huế, một nét rất riêng
Những “đôi vai mềm” ở chợ đầu mối

Ở chợ Phú Hậu - chợ đầu mối lớn nhất Thừa Thiên Huế, không khí bán buôn bắt đầu tấp nập từ lúc 2 giờ sáng, khi ngày mới vừa chớm qua. Tiếp sau những chuyến xe hàng chở nông sản từ các miền Nam, Bắc ghé chợ là công việc bốc dỡ và vận chuyển hàng giúp các tiểu thương của các chị cửu vạn. Công việc vất vả, nhưng tiền công mỗi chuyến chở hàng nông sản của các chị cũng chỉ được vài ngàn đồng. Có phần nhẹ nhàng hơn nhưng cũng bám chợ vất vả không kém là chị em tiểu thương có sạp hàng ổn định hay các chị “chạy hàng” nhỏ lẻ. Dẫu vậy, khi nói về “ngày của mình”, các chị cũng chỉ đơn giản: Mong gia đình bình an và bản thân đủ sức khỏe để theo chợ, bám việc mỗi ngày.

Những “đôi vai mềm” ở chợ đầu mối
Kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3/1910 - 8/3/2024)
Phụ nữ góp phần xây dựng đô thị văn minh

“Bằng những mô hình cụ thể, việc làm thiết thực và những kết quả nổi bật, phụ nữ Thừa Thiên Huế đã và đang là nhân tố tích cực thực hiện các phong trào, cuộc vận động, góp phần xây dựng đô thị văn minh, hiện đại.

Phụ nữ góp phần xây dựng đô thị văn minh

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top