ClockThứ Sáu, 22/08/2014 04:05

Phú Sơn: Đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi

TTH - Không chỉ có tiềm năng phát triển nghề rừng, thời gian trở lại đây, người dân vùng gò đồi xã Phú Sơn (thị xã Hương Thủy) đang chuyển đổi cơ cấu kinh tế bằng phát triển chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Có dịp trở lại Phú Sơn, chúng tôi cảm thấy công việc của bà con tất bật hẳn. Không chỉ bám vào rừng, nhiều gia đình đã có thêm những trại nuôi gà theo quy mô gia trại.

Bác Nguyễn Thế Hòa khoe: “Từ ngày gia đình tôi thả nuôi thêm 500 con gà thả vườn, tiền chi tiêu cũng thoải mái hơn, không phải phụ thuộc vào nghề khai thác cây keo. Hơn nữa cũng dần tạo thương hiệu gà ngon vùng gò đồi Phú Sơn”.
Không chỉ vợ chồng bác Hòa nhạy bén chuyển đổi cách làm ăn, hầu như có đến gần 50% hộ dân ở Phú Sơn nuôi gà thả vườn. Trong đó, khoảng 23 hộ chăn nuôi kết hợp theo mô hình gia trại với số lượng từ 200 con gà trở lên.
Anh Nguyễn Trọng Huy, một trong những hộ chăn nuôi gà ở thôn 2 cho biết, từ đầu năm 2014, vợ chồng anh đầu tư xây dựng chuồng trại và thả nuôi nhiều lứa với số lượng mỗi lứa hơn 1.000 con gà lấy giống từ Bình Định. Sở dĩ anh chọn nuôi giống gà này vì thịt ngon như giống gà kiến, nhiều nhà hàng lên đây đặt mua với số lượng rất lớn. Anh Huy nhẩm tính, sau 3 tháng nuôi khoảng 1.000 con gà, nếu không bị dịch bệnh, trừ mọi chi phí, thu lãi khoảng 20 triệu đồng.
Mô hình nuôi gà ta thả vườn theo đề án đến nay có 23 hộ tham gia, với số lượng gà nuôi 5.300 con. Kết quả đạt được bình quân mỗi hộ chăn nuôi gà thu nhập từ 6 đến 7 triệu đồng đối với một lứa nuôi. Thấy được hiệu quả đem lại từ mô hình chăn nuôi gà ta thả vườn, nhiều hộ dân tuy không được hỗ trợ từ chương trình đề án, nhưng đã tự bỏ vốn đầu tư chăn nuôi, nâng tổng số đàn gà toàn xã lên gần 8.000 con. Hiện nay, gà đồi Phú Sơn đang dần trở thành thương hiệu đặc sản được đưa về thành phố tiêu thụ.
Anh Hà Phương Nam, cán bộ văn phòng UBND xã Phú Sơn cho hay, ngoài phát triển trồng cây lâm nghiệp là thế mạnh của địa phương, xã đã vận động nhân dân tích cực chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi, tham gia các mô hình trình diễn để nhân rộng như mô hình trồng cây hồ tiêu, hương bài, lồ ô; nuôi cá nước ngọt, nuôi dê và nhất là phát triển mô hình nuôi gà ta thả vườn. Năm 2012, thực hiện đề án phát triển kinh tế vùng gò đồi của Phú Sơn được UBND thị xã Hương Thủy phê duyệt, xã đã triển khai hỗ trợ kinh phí cho 11 hộ gia đình tham gia nuôi gà, 8 hộ nuôi cá, 4 hộ trồng hồ tiêu với diện tích 0,25ha. Năm 2013, số hộ tham gia nuôi gà theo đề án phát triển thêm 12 hộ. Ngoài ra, có thêm 2 hộ nuôi dê, 8 hộ trồng cây hương bài với diện tích khoảng 1ha, 19 hộ tham gia trồng cây lồ ô với quy mô diện tích 1 ha/hộ cũng được hỗ trợ từ chương trình đề án.
Theo đánh giá của lãnh đạo địa phương, các mô hình chăn nuôi và trồng trọt đến nay đã duy trì và phát triển mạnh trên địa bàn xã Phú Sơn đã giúp cho người dân có thêm một khoản thu nhập ổn định, bình quân 2-3 triệu đồng/tháng.
Về nuôi cá, có 16 hộ tham gia đề án trên diện tích 1,6 ha, nâng tổng diện tích nuôi cá nước ngọt trên toàn xã lên 12,73 ha. Bình quân doanh thu từ mô hình này đạt 6- 8 triệu đồng/1.000m2. Về chăn nuôi dê có 2 hộ tham gia nuôi 20 con. Số dê được hỗ trợ phát triển tốt, chưa có dịch bệnh gì gây thiệt hại xảy ra.
Ngoài nhân rộng các vật nuôi kể trên, nhằm đa dạng hóa, phù hợp với từng khu vực dân cư, từng điều kiện tự nhiên và trình độ sản xuất của nông dân, xã Phú Sơn đang đề xuất chọn lựa loại hình mới để hỗ trợ như phát triển đàn dê, đàn bò theo hướng thâm canh bán chăn thả.

 

Hoài Thương
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thoát nghèo, ổn định cuộc sống

Nguồn vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) đã giúp nhiều hội viên, nông dân (HVND) Phong Sơn (Phong Điền) có điều kiện thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Thoát nghèo, ổn định cuộc sống
Nhiều dự án sinh kế từ Quỹ Hỗ trợ nông dân

Từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), Hội Nông dân (HND) các cấp đã giải ngân, tổ chức nhiều dự án (DA) sinh kế mang lại hiệu quả thiết thực cho hội viên, nông dân (HVND).

Nhiều dự án sinh kế từ Quỹ Hỗ trợ nông dân
Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao

Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đang là xu hướng phát triển của nền nông nghiệp nói chung và ngành nông nghiệp tỉnh nói riêng. Tuy nhiên, với chi phí đầu vào đắt đỏ và đầu ra vẫn còn chưa phổ dụng thì cần có chính sách kích cầu cho doanh nghiệp, cá nhân tham gia.

Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top