ClockChủ Nhật, 14/01/2018 19:02

Phương án phát triển cho chương trình nghị sự đô thị mới thành công

TTH - Trong bối cảnh thế giới đang ngày càng hiện đại, vấn đề đô thị hóa là một trong những mối quan tâm chính của các tổ chức quốc tế cũng như cộng đồng dân cư toàn cầu. Dự đoán đến năm 2030, 80% dân số thế giới sẽ tập trung sinh sống ở khu vực thành thị để theo đuổi giấc mơ tìm một công việc tốt, ổn định cũng như hưởng các dịch vụ giáo dục, y tế chất lượng.

Dự đoán đến năm 2030, 80% dân số thế giới sẽ tập trung sinh sống ở khu vực thành thị. Ảnh: World Bank

Tuy nhiên, dự báo về tương lai này hiện vẫn đang đối mặt với vô số các thử thách, nhất là do biến đổi khí hậu, khói bụi, ô nhiễm, bão, lũ... Do đó, các cấp lãnh đạo cần nhanh chóng lập kế hoạch và triển khai các biện pháp đảm bảo chất lượng sống của người dân.

Trong vòng 40 năm kể từ khi diễn ra hội nghị đầu tiên của Liên Hợp Quốc (LHQ) về định cư con người và phát triển đô thị bền vững (Habitat I) vào năm 1976, chính phủ các nước phát triển, đang phát triển đã và đang từng bước chứng minh tiềm năng phát triển của con người, cùng lúc nêu bật tính đảm bảo cho một cuộc sống tiến bộ, bền vững. Nhằm thúc đẩy quá trình đạt được mục tiêu của “chương trình nghị sự đô thị mới”, kế hoạch phát triển của các nước tiên quyết phải bao gồm ba nội dung chính

1. Nhiều nguồn tài chính:

Một trong những cách gọi phổ biến khác là nguồn vốn dồi dào. Xét về thực tế, chi phí đáp ứng cho nhu cầu nâng cấp cơ sở hạ tầng trong thập kỷ tới là vô cùng lớn. Giải pháp tốt nhất ở đây là phân chia, thu thập nguồn vốn từ nhiều quỹ hỗ trợ như: chính quyền, doanh nghiệp đa phương, khu vực, tổ chức tư nhân...

2. Xác định kế hoạch hoạt động để thương thảo tốt hơn với các nhà đầu tư

Điều quan trọng nhất để giành được những dự án hỗ trợ, đầu tư lên đến hàng tỷ USD là: sự thẳng thắn. Đương nhiên chính sách này không đề cập đến các khẩu hiểu hay chiến dịch truyền thông đắt tiền, mục đích chính là để giải thích, trình bày tiềm năng thành công của các dự án đô thị quan trọng một cách rõ ràng nhất, từ đó thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư và thôi thúc họ chấp nhận hỗ trợ tài chính.  Sự rõ ràng cần được thể hiện chính xác trong bản kế hoạch xây dựng như: diện tích xây dựng là bao nhiêu, tổng số phòng ở dự kiến, phương án tiếp cận với dịch vụ xử lý nước thải..

3. Xây dựng đô thị hóa phát triển một cách tiệm tiến

Không có gì là đơn giản vì các đề án xây dựng, nâng cấp hàng loạt các công trình để tạo ra những thành phố bền vững, an toàn luôn liên quan đến nhiều lĩnh vực.

Nhìn chung, tầm nhìn là chìa khóa để chuyển đổi đến thành công. Lãnh đạo cần là người tiên phong nhìn ra tương lai, quy mô phát triển của đất nước theo thời gian, thay vì chỉ dừng lại tại các khu vực lớn. Tuy nhiên, công tác thực hiện cũng cần phải nhất quán với thực tế của mỗi quốc gia, đơn cử là dựa trên tổng số dân, chỉ số GDP bình quân đầu người... Do đó, lãnh đạo hiệu quả là điều cần thiết vì tạo ra những thành phố an toàn, phát triển cũng được xem là một nghệ thuật.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ World Bank)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gửi yêu thương trên thao trường

Ngày 29/3, Tại Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 6, Hội Phụ nữ Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh phối hợp với Hội phụ nữ các đơn vị Quân đội đứng chân trên địa bàn tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ các huyện, thị xã, thành phố tổ chức chương trình Đồng hành cùng chiến sĩ mới – Gửi yêu thương trên thao trường, Khâu áo chiến sĩ và bữa cơm ấm lòng tình mẹ.

Gửi yêu thương trên thao trường
Brazil và Pháp ra mắt chương trình bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon

Hãng Thông tấn Reuters ngày 27/3 đưa tin, Brazil và Pháp vừa khởi động một chương trình đầu tư, nhằm mục tiêu bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon ở Brazil và Guyana, với khoản đầu tư trị giá 1 tỷ euro (tương đương 1,1 tỷ USD) từ các nguồn quỹ công và tư nhân trong vòng 4 năm tới.

Brazil và Pháp ra mắt chương trình bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon
Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4: Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng

Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là bước tiến quan trọng. Tỉnh đã nhanh chóng bắt tay vào việc triển khai, thực hiện quy hoạch. Một thành phố trực thuộc Trung ương đang được hình thành, và Huế hứa hẹn sẽ trở thành nơi đáng sống, an toàn và thịnh vượng.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4 Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng
Cơ hội bứt phá cho mục tiêu mới

Với nhiều quy hoạch lớn mang tầm chiến lược ở Thừa Thiên Huế cũng như Luật Đất đai 2024 (sửa đổi) và nhiều luật mới đã, sắp ban hành, hy vọng sẽ tạo động lực cho Thừa Thiên Huế bứt phá trong tương lai gần.

Cơ hội bứt phá cho mục tiêu mới

TIN MỚI

Return to top