Phương Tây ủng hộ Chính phủ thống nhất Libya
TTH.VN - Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Anh và Hoa Kỳ ngày hôm qua (9/10) vừa thông qua một Chính phủ đoàn kết dân tộc giữa các phe phái ở Libya theo đề nghị của Liên Hợp Quốc, nhằm chấm dứt xung đột giữa 2 Chính phủ đối lập ở đất nước bị chiến tranh tàn phá nghiêm trọng này, hãng Reuters đưa tin sáng nay (10/10).
Lybia nhất trí thành lập Chính phủ thống nhất đoàn kết dân tộc. Ảnh: AP.
"Sự chậm trễ trong việc hình thành một chính phủ thống nhất sẽ chỉ kéo dài sự đau khổ của người dân Libya và những kẻ khủng bố sẽ được hưởng lợi khi tìm cách tận dụng tình thế của sự hỗn loạn đó", các đồng minh phương Tây cho biết trong một tuyên bố chung.
Hôm 8/10, Liên Hợp Quốc đề nghị thành lập Chính phủ thống nhất đoàn kết dân tộc giữa các phe phái tại Lybia, nhằm kết thúc cuộc chiến tranh giữa Chính phủ được quốc tế công nhận và một chính quyền tự tuyên bố cạnh tranh nhưng phải đối mặt với sự kháng ở Tripoli.
"Cộng đồng quốc tế sẽ đứng về phía Chính phủ thống nhất khi nó đảm nhận phần việc khó khăn của việc khôi phục hòa bình và ổn định cho Libya và sẽ cô lập những người không tôn trọng thỏa thuận chính trị này", tuyên bố cho biết.
Tuyên bố cũng nói thêm rằng, không nên đổ thêm quân đội vào Libya ngoại trừ theo yêu cầu của Chính phủ mới, phù hợp với các điều khoản của thỏa thuận chính trị.
Liên Hợp Quốc đã đàm phán một thỏa thuận hòa bình để thành lập chính phủ đoàn kết tại Lybia suốt nhiều tháng qua, và phải chịu áp lực trước rất nhiều khó khăn để đạt được một thỏa thuận trước khi nhiệm kỳ của Quốc hội kết thúc vào ngày 20/10 sắp tới nhằm tránh cho đất nước rơi sâu hơn vào hỗn loạn.
Bốn năm sau cuộc nổi dậy lật đổ chế độ cai trị của Muammar Gaddafi, Chính phủ nhiều nước phương Tây lo ngại rằng, các cuộc đấu tranh có thể biến các quốc gia Bắc Phi chuyên sản xuất dầu mỏ này trở thành một đất nước thất bại.
Các đồng minh nói rằng, họ kêu gọi tất cả người Libya, bao gồm cả các nhà lãnh đạo chính trị, hỗ trợ giải quyết để giải quyết tình trạng này và cho rằng, không nên lãng phí thời gian thêm nữa.
Bảo Nghi (lược dịch từ Reuters & CNA)
- Ngành bảo hiểm châu Á vẫn lạc quan về triển vọng kinh tế (04/03)
- Mỹ thực hiện 75 chuyến bay trinh sát trên Biển Đông trong tháng 2 (04/03)
- Nhật Bản hối thúc Mỹ nối lại đàm phán hạt nhân với Triều Tiên (04/03)
- Người Thái dành trung bình gần 2,5 giờ mỗi ngày dán mắt vào điện thoại (04/03)
- Mỹ tăng cường an ninh tại Đồi Capitol đối phó với âm mưu tấn công mới (04/03)
- Tổng thống Argentina: Việt Nam là điểm sáng về đối phó dịch COVID-19 (04/03)
- UNICEF: 168 triệu học sinh trên toàn cầu không thể đến trường trong gần 1 năm qua vì COVID-19 (04/03)
- Tàu chiến Đức sẽ lần đầu tiên trở lại Biển Đông kể từ năm 2002 (03/03)
-
Trạng thái bình thường mới trong xu hướng kỹ thuật số của các SME
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn
- Tổng Thư ký ASEAN đánh giá cao thành công Năm Chủ tịch của Việt Nam
- Anh sơ tán khẩn cấp 2.600 hộ dân do phát hiện bom
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết thúc giục quyền tiếp cận công bằng với vaccine COVID-19
- Hãng Pfizer nghiên cứu đề xuất tiêm nhắc mũi vắc-xin Covid-19 thứ 3
- Quan ngại về khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại Syria
- Ấn Độ công bố quy định về siết chặt kiểm soát mạng xã hội
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
-
Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- G20 nhóm họp về phục hồi từ COVID-19, viện trợ cho các nước nghèo
- Nhu cầu công nghệ thúc đẩy sự phục hồi của các nhà máy châu Á
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
- Đại hội đồng Liên hợp quốc thảo luận về tình hình ở Myanmar
- Quan ngại về khoảng cách giàu - nghèo gia tăng
- UNICEF: 168 triệu học sinh trên toàn cầu không thể đến trường trong gần 1 năm qua vì COVID-19
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn
- Quan ngại về khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại Syria
- Hãng Pfizer nghiên cứu đề xuất tiêm nhắc mũi vắc-xin Covid-19 thứ 3