ClockThứ Hai, 26/12/2016 05:56

Quả cảm cứu người trong lũ

TTH - Với phẩm chất Bộ đội cụ Hồ, ông Nguyễn Thanh Phước, 72 tuổi, ở xã Thủy Thanh (TX. Hương Thủy) đã quên mình quả cảm lao vào dòng nước lũ, cứu người bị nạn.

Hai lần cứu người

Vào lúc 12 giờ trưa ngày 15/12, trên đường đi học về, khi qua một tuyến đường thấp trũng, sinh viên Nguyễn Thị Thúy Hằng ở xã Thủy Thanh bị dòng lũ chảy xiết cuốn trôi ra dòng sông Như Ý. Bà Phan Thị Nguyệt nghe tiếng kêu cứu đã gọi chồng mình là cựu chiến binh Nguyễn Thanh Phước bơi ra cứu.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương trao tặng thưởng của UBND tỉnh cho ông Phước

“Khi nghe tiếng kêu cứu, trong đầu tui lúc này chỉ biết cứu người, không nghĩ đến lũ dâng cao, hay chảy xiết. Tui bơi ra cứu cháu Hằng, nhưng chỉ đưa được cháu vào một đoạn thì đuối sức. Lúc này, may có vợ cũng vừa chèo thuyền ra kịp, tui cố gắng đưa cháu Hằng lên thuyền, níu theo mạn thuyền để bà chèo vào bờ. Đưa được vào nhà, bà Nguyệt đốt lửa sấy, thay quần áo khô, phải mất hơn 30 phút cháu Hằng mới tỉnh lại”, ông Nguyễn Thanh Phước kể.

Nguyễn Thị Thúy Hằng xúc động: “Nếu không có ông Phước thì giờ đây cháu đã không còn”.

Ông Phước cho biết, đây là lần thứ hai ông cứu sống người. “Lần trước, vào năm 1974, trong một lần cùng đồng đội hành quân từ Quảng Trị vào Thừa Thiên Huế, cũng đúng vào mùa lũ, nước sông Ô Lâu chảy xiết, một đồng đội bị lũ cuốn trôi. Nhờ bơi tốt, lại có sức khỏe nên tui cứu được đồng đội, khi đưa được vào bờ thì tui cũng đuối sức. Được đồng đội hô hấp, đốt lửa sấy nên cả hai được cứu sống”, ông Phước nhớ lại.

Sự quả cảm của ông Nguyễn Thanh Phước đã được lãnh đạo tỉnh, thị xã Hương Thủy và chính quyền địa phương ghi nhận, tuyên dương.

Bốn người con đều nhiễm chất độc da cam

Ít ai biết, cuộc đời của cựu chiến binh già Nguyễn Thanh Phước đã trải qua nhiều năm tháng gian khó. Hậu quả của chiến tranh để lại cho vợ chồng ông rất nặng nề, bốn người con trai từ khi sinh ra đều bị nhiễm chất độc màu da cam. Mặc dù tuổi đã lớn nhưng cả bốn cứ ngây ngây, dại dại, thường hay đau nhức mỗi khi trái gió trở trời. Công việc làm ăn đã khó, lại còn chăm bẵm những đứa con tật nguyền khiến vợ chồng ông hầu như ít có thời gian nghỉ ngơi, nhất là khi tuổi đã già.

Từ ngày lập gia đình đến nay, vợ chồng ông hầu như rất hiếm có ngày nghỉ vì công việc quanh năm suốt tháng. Hết mùa vụ trồng lúa, vợ chồng ông lại bủa lưới đánh cá trên sông, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Tích lũy được bao nhiêu tiền, ông đầu tư vào sản xuất, từng bước mở rộng quy mô chăn nuôi. Từ một vài con bò, đến nay đàn bò của ông hơn 10 con, có thời điểm đến mấy chục con.

Bà Nguyễn Thị Mai ở cùng thôn khâm phục trước nghị lực của cựu chiến binh Nguyễn Thanh Phước: “Trẻ trung như lứa tui cũng “ngán” vợ chồng ông Phước. Hết làm nghề này, chuyển sang nghề khác, công việc cứ thế quanh năm, lại chăm lo, nuôi nấng mấy đứa con tật nguyền. Vậy mà, vợ chồng ông ấy còn xây được nhà cửa khang trang nữa chứ! Ông Phước cũng thường đến các hộ gia đình khó khăn để động viên, giúp đỡ, bày vẽ cách làm ăn cho bà con. Hộ nào quá khó khăn về vốn sản xuất, ông cho mượn…”.

Chủ tịch UBND xã Thủy Thanh Trần Duy Việt nhận xét, nghị lực và hành động của cựu chiến binh Nguyễn Thanh Phước thật sự là tấm gương sáng cho các thế hệ, con cháu noi theo. Những hành động quả cảm cứu người trong lũ, giúp bà con trong thôn làm ăn, vượt khó đều được chính quyền địa phương ghi nhận. Ngoài sự hỗ trợ, khen thưởng của cấp trên, sắp đến, UBND xã sẽ tổ chức khen thưởng ông Phước vì hành động quả cảm.

Bài, ảnh: Hoàng Triều

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Một cuộc đời ngừng lại, nhiều sự sống thắp lên

Chiều 8/4, tại Hà Nội, Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia (TTĐPGTQG) tổ chức họp báo thông tin “Điều phối đa tạng của bệnh nhân chết não từ bệnh viện tuyến tỉnh”. Đây là trường hợp mà 3 tạng hiến (tim, gan, thận) được ghép cho 3 bệnh nhân tại Huế ngày 2/4.

Một cuộc đời ngừng lại, nhiều sự sống thắp lên
Tôn vinh người hiến nhóm máu hiếm Rh âm

​Chiều tối 4/4, Trung tâm Huyết học Truyền máu, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế phối hợp với Ban chỉ đạo Hiến máu tình nguyện (HMTN) tỉnh tổ chức chương trình gặp mặt, tôn vinh và củng cố câu lạc bộ Nhóm máu hiếm - Rh âm Huế.

Tôn vinh người hiến nhóm máu hiếm Rh âm
Hiến máu và hiến tiểu cầu đầu năm

Ngày 18/2, hơn 40 cán bộ, nhân viên Siêu thị Co.op Mart Huế đăng ký tham gia hiến máu nhân đạo tại Trung tâm Huyết học truyền máu (TTHHTM) Bệnh viện Trung ương (BVTW Huế). Đây là lần đầu tiên siêu thị tham gia hiến máu quy mô đầu năm mới.

Hiến máu và hiến tiểu cầu đầu năm
Những tấm gương quả cảm của người lính Cụ Hồ

Rạng sáng ngày 20/12/1946, hưởng ứng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Huế nổ súng. Những người lính trực tiếp cầm súng trong suốt 50 ngày đêm tiến công, bao vây quân Pháp ở Huế đến nay phần lớn đã qua đời nhưng những tấm gương chiến đấu quả cảm của họ vẫn còn sống mãi! Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày toàn quốc kháng chiến (19/12/1946 - 19/12/2023), chúng tôi xin giới thiệu về hai tấm gương trong rất nhiều tấm gương, được chính đồng đội họ kể lại.

Những tấm gương quả cảm của người lính Cụ Hồ
Thầy giáo dũng cảm cứu người trong lũ dữ

Thầy giáo Lê Ngọc Thùy, giáo viên môn toán Trường THPT Hương Vinh đã bất chấp hiểm nguy cứu được 3 người bị nước lũ cuốn trong vụ lật chìm ghe làm 2 mẹ con chết đuối diễn ra vào sáng 15/11 tại Đập Hậu – Sông Đào thuộc địa bàn phường Hương Vinh, TP. Huế.

Thầy giáo dũng cảm cứu người trong lũ dữ
Return to top