ClockThứ Bảy, 09/06/2018 08:42

“Quả ngọt” từ giáo dục mũi nhọn

TTH - Từ một địa phương “nghèo” thành tích trong các kỳ thi học sinh giỏi (HSG), bằng việc đổi mới phương pháp bồi dưỡng, khơi dậy tâm huyết của giáo viên và nỗ lực học tập của học sinh, Phú Lộc đang trở thành một trong những địa phương dẫn đầu toàn tỉnh về giáo dục mũi nhọn.

Giáo dục mầm non, thêm một góc nhìn tốtGiao lưu trực tuyến: Khẳng định vị trí cho môn giáo dục công dânGiáo dục trực tuyến trở thành công cụ quan trọng trong ngành giáo dục

Học sinh Trường THCS Lộc Bổn trong một tiết tin học

Quan trọng là tâm huyết

Năm học 2017 -2018, lần đầu tiên Trường trung học cơ sở (THCS) Lộc Bổn đạt được nhiều giải cao trong kỳ thi HSG cấp tỉnh. Thầy giáo Nguyễn Khôi, Phó Hiệu trưởng thông tin, nhiều năm qua, giáo dục mũi nhọn được nhà trường quan tâm, nhưng kết quả chưa như mong đợi. Điều này thôi thúc nhà trường tìm các giải pháp mới trong công tác bồi dưỡng HSG; trong đó, chú trọng đến việc khơi dậy tinh thần đam mê giảng dạy, sự nhiệt huyết của các thầy cô trong trường.

Thầy giáo Nguyễn Khôi chia sẻ, dù kinh phí bồi dưỡng giảng dạy, bồi dưỡng HSG còn khiêm tốn nhưng với cách làm như vậy giúp thầy cô giáo luôn tâm huyết trong công tác bồi dưỡng với tinh thần thoải mái, vui vẻ và các em học sinh càng nỗ lực tự học tập hơn. Nhà trường cũng thay đổi cách tuyển chọn HSG, đội tuyển được thành lập và tổ chức ôn luyện từ cuối năm lớp 8 cho đến ngày thi cấp huyện và tỉnh.

Đối với Trường THCS Lộc Điền, ngôi trường đã “có tiếng” về giáo dục mũi nhọn nhiều năm qua, năm nay lại tiếp tục gặt hái “quả ngọt”. Theo thầy giáo Đoàn Xuân Thành, Hiệu trưởng nhà trường, kỳ thi HSG cấp tỉnh 2017-2018, trường tham gia thi ở 9 môn thì cả 9 môn đều đạt giải. Riêng với môn Anh văn, đây là năm đầu tiên đạt giải sau nhiều năm cố gắng bồi dưỡng.

Thầy giáo Đoàn Xuân Thành chia sẻ, quan trọng nhất vẫn là tâm huyết của thầy cô. Không thể áp đặt, mà động viên, khuyến khích; khi có tâm huyết, giáo viên mới hết lòng để giảng dạy, truyền lửa cho các em học sinh dù kinh phí giảng dạy không được nhiều. Nhiều năm qua, từ lớp 6, nhà trường bắt đầu bồi dưỡng 3 môn văn, toán, tiếng Anh. Đến cuối năm lớp 7 cho các em đăng ký môn, đầu năm lớp 8 tổ chức thi tuyển chọn đội tuyển của trường và tiến hành bồi dưỡng từ lúc này.

Với những thầy cô và học sinh đạt được thành tích cao luôn nhận được sự khích lệ kịp thời của lãnh đạo huyện Phú Lộc, ngành giáo dục huyện Phú Lộc. Cụ thể, nếu 1 học sinh và giáo viên có học sinh được bồi dưỡng giành được giải cấp tỉnh sẽ có ít nhất 4 giải thưởng từ Chủ tịch UBND huyện, Hội Khuyến học huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo và Trưởng Giáo dục và Đào tạo huyện. Ngoài ra, còn nhận các phần thưởng của địa phương, Hội Khuyến học xã...

Chú trọng chất lượng

Theo ngành giáo huyện Phú Lộc, tại kỳ thi HSG cấp tỉnh năm học 2017-2018, huyện Phú Lộc đứng vị trí thứ 2 (tính theo tỷ lệ học sinh đạt giải, 78/152 học sinh) sau TP. Huế. Có được thành quả đó là nhờ chuỗi các giải pháp thiết thực. Trước tiên, ngành giáo dục tổ chức kỳ thi chọn HSG cấp huyện ngay cuối học kỳ I, giúp ngành có nhiều thời gian cho việc chọn lọc và bồi dưỡng; Phòng Giáo dục và Đào tạo tận dụng nguồn lực sẵn có và kêu gọi các mạnh thường quân, trả thù lao với mức khá cho các giáo viên tham gia bồi dưỡng HSG; tập trung đội ngũ giáo viên giỏi của huyện và phân chia bồi dưỡng học sinh theo cụm trường. Như ở cụm khu I, Trường THCS Lộc Bổn có thế mạnh về môn văn và địa lý thì những em HSG hai môn trên của trường khác đến bồi dưỡng; ngược lại, Trường THCS Lộc Điền có thế mạnh môn hóa học và vật lý thì các em trường khác về bồi dưỡng. Nhờ đó, tạo thêm điều kiện cho các trường tăng thêm giải ở các môn không phải thế mạnh.

Các trường được chọn đặt điểm bồi dưỡng HSG được chuẩn bị cơ sở vật chất, phòng học và tạo điều kiện tối đa để  giáo viên bồi dưỡng thuận lợi; các giáo viên được phân công bồi dưỡng phải xây dựng kế hoạch và nội dung bồi dưỡng cụ thể; cán bộ của phòng được phân công giám sát, kiểm tra theo từng cụm trường và báo cáo kết quả hàng tháng để kịp thời điều chỉnh.

Bà Cái Thị Cẩm Hương, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phú Lộc cho hay, ngành xác định giáo dục mũi nhọn là một trong những mục tiêu quan trọng nhất trong những năm qua. Những kết quả đạt được mới chỉ là bước đầu, quan trọng là phải tiếp tục duy trì, nâng cao thành tích này bền vững. Phát triển giáo dục mũi nhọn giúp các em phát huy tư duy, sáng tạo, làm tăng tính cạnh tranh lành mạnh giữa các em học sinh; qua đó, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trên địa bàn huyện...

Tại kỳ thi HSG cấp tỉnh năm 2017-2018, huyện Phú Lộc đạt tổng cộng 78 giải; trong đó, 10 giải nhì, 23 giải ba và 45 khuyến khích. Các trường đạt thành tích cao, như: Trường THCS Lộc Điền (17 giải), Trường THCS Lộc Bổn (14 giải), Trường THCS thị trấn Phú Lộc (10 giải); Trường THCS Lộc Trì (12 giải)… Riêng hội thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính cấp tỉnh, huyện đạt 3 giải nhì, 7 giải ba, 3 khuyến khích; xếp vị thứ nhất toàn tỉnh (sau Trường THCS Nguyễn Tri Phương).

Bài, ảnh: Đức Quang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học

Với mục tiêu đào tạo các thế hệ học sinh phát triển toàn diện, cùng với đầu tư cơ sở vật chất, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP. Huế triển khai nhiều giải pháp trong đổi mới giáo dục tiểu học (TH), giúp học sinh tiếp cận phương pháp giảng dạy hiên đại, phát triển các khả năng hội nhập, như kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giao tiếp…

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học
Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ

Làm gì để giữ gìn văn hóa Huế trong dòng chảy cuộc sống hôm nay? Đó là nỗi trăn trở của những người yêu Huế. Muốn giữ gìn, phát huy, lan tỏa thì phải chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục đối với mọi tầng lớp nhân dân, trong đó phải kể đến đối tượng học sinh – sinh viên đang học tập, sinh hoạt trong mỗi trường học.

Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ
1.000 học sinh, sinh viên tham gia tìm hiểu về tài chính

“Hiểu biết về tài chính” là cuộc thi được Vụ Truyền thông Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp tổ chức cho học sinh Trường tiểu học Thủy Biều và sinh viên Trường đại học Khoa học - Đại học Huế trong ngày 5/4. Chương trình thu hút hơn 1.000 học sinh, sinh viên tham gia.

1 000 học sinh, sinh viên tham gia tìm hiểu về tài chính
Nếu không thay đổi, chúng ta sẽ tụt lại phía sau

Chuyên gia giáo dục toàn cầu Tô Thụy Diễm Quyên (1 trong 20 người đầu tiên trên thế giới được Microsoft công nhận là chuyên gia giáo dục toàn cầu - người sáng lập Diễn đàn Giáo dục sáng tạo Việt Nam) mới đây đã có cuộc trò chuyện với phóng viên Báo Thừa Thiên Huế xung quanh những vấn đề về giáo dục hiện nay. Bà chia sẻ về áp lực của giáo viên, học sinh cùng trách nhiệm của cộng đồng, xã hội trong bối cảnh chương trình giáo dục liên tục thay đổi.

Nếu không thay đổi, chúng ta sẽ tụt lại phía sau

TIN MỚI

Return to top