ClockThứ Sáu, 23/02/2018 09:04

Quá nhiều!

TTH - Nhà xuống cấp, cần sửa chữa một số hạng mục nhỏ, vừa lúc thời gian vay tín chấp của chị L. tại Ngân hàng A sắp kết thúc.

Là khách hàng thường xuyên, chị L. tiếp tục thực hiện các thủ tục vay tiếp 60 triệu đồng với thời hạn 3 năm. Vì đây là lần vay nối nên mọi thủ tục khá đơn giản, chị L. chỉ phải điền thông tin vào giấy xác nhận mức lương được lãnh đạo cơ quan xác nhận với những nội dung nhằm bảo đảm an toàn cho ngân hàng nếu chị L. bất ngờ thôi việc.

Sau khi chị L. ký vào hợp đồng tín dụng như mọi khi, nhân viên ngân hàng yêu cầu chị ký vào giấy chứng nhận bảo hiểm bảo an tín dụng và biên lai thu phí tư vấn; tổng cộng hai khoản này hết gần một triệu đồng; trong đó, phí tư vấn hết 220 nghìn đồng và phí bảo hiểm cho 3 năm là 755 nghìn đồng. Chị L. tỏ ra bức xúc vì số tiền phải nộp quá nhiều so với những lần vay trước.

Cách đây 2 năm, chị vay 50 triệu đồng là lần đầu tiên phải đóng bảo hiểm, tuy không hài lòng nhưng do khi đó ngân hàng chỉ thu 160 nghìn đồng nên cũng thôi.

Cán bộ ngân hàng sau khi thông báo với chị L. việc mua bảo hiểm là quy định bắt buộc, đã xoa dịu bằng câu chuyện: “Vừa rồi, có ôn nớ mới vay xong thì chết, may mà có mua bảo hiểm”. Cán bộ ngân hàng còn giải thích thêm: Ngân hàng A chỉ tính bảo hiểm cho 50% số tiền khách hàng thực vay (nghĩa là mua bảo hiểm cho 30/60 triệu đồng mà chị L. thực vay). Nếu chị L. vay ở ngân hàng khác phải đóng 100% bảo hiểm (khoảng 1,5 triệu đồng).

Qua tìm hiểu từ lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Thừa Thiên Huế, các khoản phí mà chị L. phải đóng tại Ngân hàng A đều được Ngân hàng Nhà nước cho phép. Mục đích các ngân hàng yêu cầu khách hàng đóng phí bảo hiểm bảo an để bảo đảm quyền lợi cho cả 2 bên (ngân hàng và khách hàng) và hạn chế tối đa xảy ra nợ xấu.

Tất nhiên lý lẽ đó không sai, nhưng sự bức xúc của chị L. và nhiều người vay tín chấp khác cũng có lý của mình.

Trường hợp của chị L. là vay nối, không phải là lần đầu tiên vay tín chấp thì đâu cần tư vấn. Hơn nữa, nhân viên ngân hàng phải hướng dẫn các bước để khách hàng làm thủ tục vay tiền là điều nghiễm nhiên sao lại đổi "khái niệm" thành tư vấn để thu phí; và nếu được tư vấn kỹ thì chị L. sẽ không bất ngờ với việc bắt buộc phải mua bảo hiểm.

Còn về số tiền bảo hiểm mà theo quy định của ngân hàng là bắt buộc thì cũng mong “nhà bank” cần xem xét lại cho khách hàng của mình. Lý do đóng bảo hiểm là đề phòng người vay chết “bất đắc kỳ tử” như thế có quá nặng tay với số tiền được vay hay không? Bởi thực tế điều này đã khiến nhiều người cảm thấy bị ép. Trong khi để vay được tín chấp, khách hàng đã cần phải có người thừa kế nợ và nhiều cam kết khác đề phòng rủi ro rồi.

Vay được tiền ngân hàng giúp nhiều người giải quyết không ít khó khăn. Vì thế, khách hàng ai cũng biết rằng để vay được tiền phải chấp nhận những quy định của ngân hàng. Song, việc ngân hàng càng ngày càng có nhiều quy định ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng trong bối cảnh "không có tiền mới đi vay"?.

ĐĂNG VIỆT

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hưởng ứng “Ngày sách & Văn hóa đọc Việt Nam”

Lễ hưởng ứng “Ngày sách & Văn hóa đọc Việt Nam” năm 2024 với thông điệp “Sách hay cần bạn đọc” do Thư viện tổng hợp tỉnh, Trung tâm VH-TT&TT TX. Hương Thủy, Phòng GD&ĐT thị xã và Thị Đoàn Hương Thủy phối hợp tổ chức tại Trường TH&THCS Phú Sơn sáng 23/4.

Hưởng ứng “Ngày sách  Văn hóa đọc Việt Nam”
Chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thư viện

Đó là một trong những ưu tiên được Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế triển khai trong năm 2023 cũng như nhiều năm về trước. Thông tin này được lãnh đạo đơn vị này cho biết tại buổi hội nghị triển khai chương trình công tác năm 2024 vào chiều 10/1.

Chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thư viện
Lắng nghe ý kiến bạn đọc

Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế chiều 12/12 tổ chức hội nghị bạn đọc năm 2023 với sự tham gia của đông đảo bạn đọc ở nhiều độ tuổi cũng như các câu lạc bộ đọc sách trên địa bàn tỉnh.

Lắng nghe ý kiến bạn đọc
Kiểm soát doanh nghiệp vay vốn nước ngoài

Để kiểm soát vay vốn nước ngoài của doanh nghiệp (DN) không được Chính phủ bảo lãnh, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) triển khai rất nhiều giải pháp nhằm đảm bảo DN tuân thủ các quy định vay vốn nước ngoài.

Kiểm soát doanh nghiệp vay vốn nước ngoài
Return to top