Quân đội Trung Quốc diễn tập bắn đạn thật tại Biển Đông
TTH.VN - Hơn 100 chiến hạm của hải quân Trung Quốc cùng hàng chục chiến đấu cơ ngày 28/7 đã lại có màn diễu võ giương oai trên Biển Đông, với những màn phóng tên lửa và bắn đạn pháo, trong bối cảnh căng thẳng tại Biển Đông ngày một leo thang.
Thông tin được báo điện tử của quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đăng tải, dù không nêu cụ thể vị trí diễn ra cuộc tập trận bắn đạn thật.
Chiến hạm Trung Quốc phóng tên lửa trong cuộc tập trận ngày 28/7
Tổng cộng hơn 100 tàu chiến, hàng chục máy bay, các đơn vị tác chiến thông tin cũng như lực lượng hạt nhân đã tham gia diễn tập, China Military Online đưa tin.
Cuộc tập trận mới nhất tập trung vào phối kết hợp các hệ thống thông tin tác chiến của hải quân và không quân, cũng như kiểm trả mức độ hiệu quả trong chiến đấu của các vũ khí và thiết bị mới.
Bài báo khẳng định cuộc tập trận “đạt những đột phá mới” trong một số lĩnh vực, bao gồm tiêu diệt mục tiêu tầm thấp tốc độ cao, chống tàu ngầm, đánh chặn tên lửa chống hạm sử dụng các tàu mặt nước.
Một quan chức hải quân khẳng định, cuộc diễn tập không chỉ tập trung vào tác chiến trên mặt biển, trên không như trước đây, mà còn có các nhiệm vụ do thám và chống do thám, gây nhiễu và chống gây nhiễu, theo dõi theo thời gian thực.
Cho đến nay, Trung Quốc vẫn ngang nhiên tuyên bố chủ quyền với hầu hết diện tích Biển Đông, dù không thể đưa ra căn cứ pháp lý. Hôm thứ Bảy, hải quân nước này còn ngang ngược cáo buộc các nước khác chiếm đóng “bất hợp pháp” các hòn đảo và bãi đá trên Biển Đông.
Ngày 20/7, Trung Quốc tuyên bố diễn tập 10 ngày tại Biển Đông, trong đó khu vực diễn tập bao gồm tại các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Để bao biện cho các cuộc diễn tập tại Biển Đông, ngày 25/7, Phát ngôn viên hải quân Trung Quốc Lương Dương cho hay: "Tổ chức các cuộc tập trận trên biển là một hoạt động bình thường đối với hải quân các nước khác. Cuộc tập trận thường niên của hải quân Trung Quốc nhằm thử nghiệm khả năng chiến đấu thực sự của các binh sĩ, nâng cao tính cơ động, năng lực tìm kiếm và cứu hộ và khả năng hoàn thành các sứ mệnh đa dạng của quân đội".
Người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình ngày 23/7 đã lên án kế hoạch tập trận 10 ngày từ 22 - 31/7, gần quần đảo Hoàng Sa mà Cục hải sự Trung Quốc công bố.
"Việt Nam phản đối và nghiêm khắc yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, hành xử có trách nhiệm, dừng ngay và không tái diễn các hành động làm căng thẳng và phức tạp thêm tình hình", ông Lê Hải Bình khẳng định.
Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ diện tích tại Biển Đông, và nước này đang đẩy mạnh các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng phi pháp tại các đảo chiếm đóng tại quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.
Các hoạt động khiêu khích của Trung Quốc ở Biển Đông đã làm gia tăng căng thẳng ngoại giao và quân sự giữa nước này với các bên cũng có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, bao gồm Philippines, Việt Nam, Brunei, Malaysia và Đài Loan.
Động thái hải quân của Trung Quốc cũng xung đột với các hoạt động trên không và trên biển của các đơn vị thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, vốn nhằm bảo vệ các tuyến đường biển quan trọng đối với thương mại của Mỹ với Đông Nam Á và Trung Đông. Tân Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Scott Swift, ngày 17/7 tuyên bố rằng các lực lượng Mỹ sẵn sàng đối phó với bất kỳ tình huống bất ngờ nào trên Biển Đông.
Theo Dân Trí
- Nhu cầu công nghệ thúc đẩy sự phục hồi của các nhà máy châu Á (01/03)
- Iran từ chối đàm phán với Mỹ và EU (01/03)
- Tỉ phú Bill Gates: Mỹ sẽ trở lại cuộc sống bình thường vào mùa thu năm nay (01/03)
- Ấn Độ: Thủ tướng Modi dùng vaccine COVID-19 nội địa, thúc đẩy chiến dịch tiêm chủng quốc gia (01/03)
- Thủ tướng Hun Sen chọn Vaccine AstraZeneca để tiêm phòng Covid-19 (01/03)
- Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump lần đầu phát biểu chính thức kể từ khi mãn nhiệm (01/03)
- Mỹ phê duyệt vaccine COVID-19 của Johnson & Johnson (01/03)
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn (28/02)
-
Trạng thái bình thường mới trong xu hướng kỹ thuật số của các SME
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn
- Tổng Thư ký ASEAN đánh giá cao thành công Năm Chủ tịch của Việt Nam
- Anh sơ tán khẩn cấp 2.600 hộ dân do phát hiện bom
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết thúc giục quyền tiếp cận công bằng với vaccine COVID-19
- Hãng Pfizer nghiên cứu đề xuất tiêm nhắc mũi vắc-xin Covid-19 thứ 3
- Quan ngại về khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại Syria
- Ấn Độ công bố quy định về siết chặt kiểm soát mạng xã hội
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
-
Thị trường thanh toán điện tử ASEAN có thể đạt 1,5 nghìn tỷ USD
- Châu Á: Các nhà sản xuất nhựa đối mặt với giá nguyên liệu tăng vọt
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- G20 nhóm họp về phục hồi từ COVID-19, viện trợ cho các nước nghèo
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
- Đại hội đồng Liên hợp quốc thảo luận về tình hình ở Myanmar
- Quan ngại về khoảng cách giàu - nghèo gia tăng
- "123456" vẫn là mật khẩu phổ biến nhất thế giới sau 10 năm
- Khai mạc khóa họp thường kỳ 46 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc
- Anh nhất trí gia hạn thời gian phê chuẩn thỏa thuận hậu Brexit cho EU