ClockThứ Hai, 23/03/2015 15:23

Quản lý chặt việc khai thác nguồn nước ngầm

TTH - Nhu cầu sử dụng nguồn nước ngầm phục vụ hoạt động sản xuất của nhiều doanh nghiệp và sinh hoạt của người dân là rất lớn. Tuy nhiên, việc quản lý tình trạng khai thác, sử dụng nguồn nước này vẫn còn hạn chế.

Chất lượng, trữ lượng nước ngầm từ giếng khơi ngày càng giảm sút, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân

Ngoài tầm kiểm soát

Chỉ cần đặt mũi khoan là có thể khai thác và sử dụng được nguồn nước ngầm mà không phải trả tiền thường xuyên nên rất nhiều người dân, doanh nghiệp tận dụng nguồn nước này để phục vụ sản xuất, sinh hoạt, tưới tiêu. Do giá nước máy cao, nên để giảm chi phí sản xuất, nhiều doanh nghiệp chỉ sử dụng nước sạch vào mục đích cần thiết và chọn phương án sử dụng nước thô, điển hình là khai thác nước ngầm để phục vụ các hoạt động như làm mát máy, vệ sinh công nghiệp, tưới cây...
Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường, từ năm 2006 đến nay, Sở đã tiến hành cấp và gia hạn 15 giấy phép khai thác nước ngầm cho 6 đơn vị doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Có 12 giấy phép hết hạn và 3 giấy phép còn hạn. Hiện còn nhiều doanh nghiệp đang lén lút khai thác, sử dụng nước ngầm với khối lượng lớn nhưng chưa đăng ký cấp phép theo quy định. Chưa kể những trường hợp trong quá trình xây dựng nhà máy, công xưởng, hệ thống đường ống nước máy của đơn vị cấp nước chưa thể cung cấp được nên tạm thời khai thác nguồn nước ngầm để thi công công trình. Sau khi công trình hoàn thành và đã được đấu nối cấp nước máy nhiều cơ sở không bít các họng khoan, vẫn tận dụng nguồn nước ngầm này.
Thăm dò những đơn vị trực tiếp quản lý hạ tầng, dịch vụ tại một số khu, cụm công nghiệp thì đa số đều trả lời rất khó kiểm soát và xác định đối tượng, vị trí khai thác nước ngầm. Nguyên nhân là do ý thức chấp hành pháp luật của các chủ cơ sở chưa cao, cùng với công tác quản lý chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ, nên tình trạng ngang nhiên khai thác nước ngầm trái phép vẫn diễn ra phổ biến ở khu, cụm công nghiệp, các mỏ khai thác khoáng sản.
Cần đưa vào khuôn phép

Khai thác khoáng sản là hoạt động cần sử dụng nguồn nước ngầm lớn

 
Ông Đào Văn Cơ, Phó phòng Tài nguyên nước, Khí tượng Thủy văn- Sở Tài nguyên và Môi trường cho rằng, sở dĩ công tác quản lý khai thác nước ngầm vẫn còn hạn chế và bất cập là do văn bản pháp luật, chế tài xử lý liên quan đến lĩnh vực này còn khá mới, chưa được phổ biến rộng rãi. Mặt khác, do nguồn nhân lực cấp tỉnh thiếu, cấp huyện còn kiêm nhiệm nên khâu kiểm tra rất hạn chế.
Thời gian qua, mặc dù cơ quan chức năng có kiểm tra tình hình khai thác nước ngầm tại một số đơn vị nhưng chỉ theo hình thức lồng ghép với hoạt động thanh, kiểm tra các lĩnh vực khác. Hầu như chưa có đơn vị nào bị xử phạt mà chủ yếu được đôn đốc, nhắc nhở, hướng dẫn thực hiện theo đúng quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
Trong khi nước ngầm cũng là nguồn tài nguyên thiên nhiên như các loại tài nguyên khoáng sản khác, thế nhưng việc khai thác, sử dụng lại đang rất tuỳ tiện, chưa được ngành chức năng quản lý chặt. Theo thống kê của Trung tâm Nước sạch và VSMT nông thôn tỉnh, đến năm 2010, tổng số giếng khoan, giếng đào trong dân có hơn 51.000 cái. Đến nay, con số còn được sử dụng đã có nhiều biến động theo chiều hướng giảm. Khi được cung cấp nước sạch, nhiều hộ dân bỏ giếng khoan, giếng đào đã sử dụng trước đó, nhưng không tiến hành lấp lại theo đúng quy định. Các công trình khoan địa chất cũng không được trám lấp đúng quy chuẩn. Chính những giếng khoan, công trình này đang ngấm ngầm phá thủng tầng sét để tiếp tay cho ô nhiễm từ bề mặt xuống tầng nước ngầm.
Nguồn nước ngầm được xem là dồi dào nhưng không phải là vô hạn. Các chuyên gia cảnh báo, nếu tình trạng khai thác, sử dụng nước ngầm bừa bãi, không được quản lý chặt thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng, trữ lượng và tính ổn định nước dưới đất. Phía Sở Tài nguyên và Môi trường đánh giá, hiện vẫn chưa có tài liệu quan trắc về việc khai thác nước ngầm ảnh hưởng đến môi trường, nên chưa thể đưa ra khuyến cáo nên hay không nên khai thác tại khu vực nào và giới hạn ở mức độ bao nhiêu. Đã đến lúc cần xây dựng một quy hoạch chung về tài nguyên nước để quản lý, bảo vệ và khai thác tài nguyên nước phù hợp, phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Bên cạnh đó, để đánh giá được trữ lượng cũng như chất lượng nước dưới đất trên phạm vi toàn tỉnh, làm cơ sở cho việc khai thác sử dụng nước ngầm của các đơn vị, cá nhân, ngành chức năng cần tiếp tục dự án điều tra, khảo sát nguồn nước ngầm trên diện rộng.
Bài, ảnh: Hoài Thương
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở

Cùng với cả nước, trong tháng 4 này, Thừa Thiên Huế đồng loạt ra quân và tăng tốc thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024. Với sự trợ giúp từ phần mềm CAPI (một mô-đun phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn thực địa chuyên dụng) trên thiết bị điện tử đã giúp các lực lượng điều tra viên “tăng tốc” trong quá trình thực hiện điều tra.

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở
163 đề tài tham gia Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh năm 2024

Sáng 14/4, tại Trường THCS Nguyễn Tri Phương, Ban Tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tổ chức lễ khai mạc triển lãm và chấm thi Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh lần thứ XVII, năm 2024. Tham dự có ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ngành cùng giáo viên, học sinh các đơn vị dự thi.

163 đề tài tham gia Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh năm 2024
Nâng hạng chỉ số DTI

Những năm qua, Thừa Thiên Huế luôn nằm trong tốp đầu về chỉ số chuyển đổi số. Song năm 2023, qua rà soát, trong Bộ chỉ số chuyển đổi số có nhiều nhóm tiêu chí không đạt bền vững, do vậy cần những giải pháp căn cơ để chuyển đổi số trở thành chìa khóa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Nâng hạng chỉ số DTI
Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp huyện Phú Lộc đang từng bước chuyển dịch theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Sản xuất gắn với bảo quản, chế biến, quảng bá và liên kết tiêu thụ sản phẩm nên người dân yên tâm.

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp

TIN MỚI

Return to top