ClockThứ Hai, 20/02/2017 09:26

Quản lý tài nguyên

TTH - Chưa rõ là có bao nhiêu tấn cát đã được khai thác và vận chuyển lậu từ Huế vào Đà Nẵng hàng ngày, nhưng cứ theo cách mà một chủ cơ sở khai thác cát lậu tự “khai báo” trong clip của báo Tuổi Trẻ thì con số là 1.000 tấn mỗi ngày.

Nguồn tin từ báo này cũng cho thấy, tình trạng khai thác cát lậu không phải là mới diễn ra. Vấn đề là ở chỗ, ai cũng biết là trên địa bàn tỉnh không có doanh nghiệp nào được phép khai thác và kinh doanh cát ra ngoài địa bàn nhưng cát vẫn từ Huế tập kết vào một công ty tại khu công nghiệp Hòa Khánh (Đà Nẵng). Trên địa bàn thị xã Hương Trà vẫn có một điểm thu gom cát mà theo người dân phản ảnh trong clip này là hoạt động thường xuyên. Câu hỏi đặt ra ở đây là việc quản lý tài nguyên, trước hết là cát trắng đã được thực hiện như thế nào?

 Đây cũng là câu hỏi được đặt ra tại giao ban báo chí tuần qua. Trong khi chờ đợi các cơ quan có trách nhiệm giải trình, điều có thể nhận thấy là việc quản lý nguồn tài nguyên này hiện đang có phần lỏng lẻo. Chúng ta có cả một hệ thống, từ các cấp chính quyền địa phương sở tại đến vai trò quản lý của ngành tài nguyên môi trường, công an, thanh tra giao thông…nhưng vì sao doanh nghiệp, cơ sở tư nhân vẫn đưa được cát ra ngoài địa bàn? Nguồn tài nguyên của tỉnh bị thất thoát trong thời gian qua là bao nhiêu? Ai sẽ chịu trách nhiệm về tình trạng này và bao giờ việc khai thác, kinh doanh cát lậu này được lập lại trật tự, với việc xử lý đúng người, đúng việc là vấn đề dư luận đang rất quan tâm.

Có ý kiến đã quan ngại rằng, việc khai thác cát đã và đang diễn ra ở địa phương không chỉ làm thất thoát tài nguyên mà còn ảnh hưởng đến an ninh nông thôn nếu không có giải pháp xử lý khi cát “ăn” vào gần chân mộ, chân nhà, vào vườn tược của người dân. Phản ảnh tình trạng này, trong bài viết mới đây trên Báo Thừa Thiên Huế, tác giả Nhật Minh – Hoài Thương cho hay, nhiều hố cát đã được hoàn thổ và trồng keo và việc khai thác rầm rộ trước đây đã giảm. Tuy nhiên, theo phản ảnh của người dân và cán bộ UBND xã Phong Chương, vẫn có hiện tượng khai thác cát về đêm và địa phương vẫn tiếp tục bố trí lực lượng giám sát và sẽ xử lý nghiêm minh. Theo chúng tôi, có lẽ cần thiết phải thiết lập tốt hơn kênh thông tin nóng về vấn đề này để có sự phối hợp trong giám sát và xử lý giữa chính quyền địa phương và các ngành. Mặt khác, cần làm thế nào để thông tin phản ánh từ người dân được ghi nhận, xử lý đến nơi đến chốn vì hơn ai khác, họ là người phát hiện, cung cấp thông tin kịp thời nhất khi cư trú và sản xuất trên địa bàn.

Trong một động thái tức thời, Chủ tịch UBND huyện Phong Điền vừa có văn bản yêu cầu và gắn trách nhiệm cụ thể đối với các địa phương, thủ trưởng các cơ quan trên địa bàn có liên quan tăng cường công tác kiểm tra, xử lý việc khai thác khoáng sản trái phép. Một giải pháp dài hơi hơn, với sự phối hợp đa ngành để chấn chỉnh tình trạng này chắc chắn sẽ là điều được thực hiện.

Điều mà dư luận quan tâm là việc chấn chỉnh tình trạng này phải là biện pháp kiên quyết, với những chế tài đủ mạnh, chứ không phải là phạt xong thì mọi việc vẫn được tiếp diễn như đã từng xảy ra.

Nguyễn Lê An

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trao 100 Giấy ghi nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý "Hoàng mai Huế"

Sáng 2/2, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với Hội Hoàng mai Huế, Công ty TNHH Tư vấn và Phát triển thương hiệu AMC Việt Nam tổ chức công bố ghi nhận sử dụng chỉ dẫn địa lý Hoàng mai Huế và tập huấn về các quy định quản lý, sử dụng chỉ dẫn địa lý Hoàng mai Huế.

Trao 100 Giấy ghi nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý Hoàng mai Huế
Tuyên truyền về quản lý, sử dụng vật liệu nổ, pháo trong trường học

Chiều 18/1, tại Trường THCS Nguyễn Chí Diểu, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp với Công an tỉnh tổ chức chương trình ngoại khóa tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

Tuyên truyền về quản lý, sử dụng vật liệu nổ, pháo trong trường học
Nắm chắc tình hình, siết chặt quản lý

Siết chặt quản lý, tăng kiểm tra, giám sát (KTGS); chủ động nắm bắt tình hình, kịp thời kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm của tổ chức đảng, đảng viên (TCĐ, ĐV)… là những mục tiêu đặt ra của các cấp ủy đảng, ủy ban kiểm tra (UBKT) các cấp và Thành ủy Huế năm 2024.

Nắm chắc tình hình, siết chặt quản lý
Return to top